Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

0
493

Bệnh tay chân miệng ở trẻ dần trở thành bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này biểu hiện là tổn thương ở da gây nên nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lan nhanh dễ phát triển thành dịch, bệnh dễ lây từ người này sang người khác thông qua đường miệng, dịch từ mũi và nước bọt,…Bệnh sẽ tiến triển rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

benh-tay-chan-mieng-cua-tre
Bệnh tay chân miệng của trẻ

Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Enterovirus typ 71 và Coxsackie A16. 

Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra còn có một chủng virus nhóm A như Coxsackie A4-A7, A9, A10 và virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

dau-hieu-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng-o-tre
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Có những biểu hiện khác nhau ở trẻ tùy vào từng giai đoạn cụ thể bệnh tay chân miệng sẽ:

– Từ 3 – 6 ngày là thời kỳ ủ bệnh 

– Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn khởi phát với các triệu chứng dễ nhận thấy như: trẻ bị đau họng, đau rát ở răng và miệng, chảy nhiều nước bọt, chán ăn,…sốt nhẹ hoặc sốt cao (37,5 – 39 độ C).

– Sau khi bệnh khởi phát từ  1 – 2 ngày là giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Phát ban với dạng mụn nước với các bóng nước có đường kính 2 – 10mm ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, chúng có thể mọc lồi hay mọc ẩn dưới da, khi sờ có cảm giác không đau, không ngứa.
  • Lở loét miệng: ở lợi và lưỡi của trẻ, niêm mạc má, trong miệng có xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm. Khi những bóng nước này vỡ đi sẽ hình thành các vết lở loét khiến trẻ đau khi ăn, bỏ bữa và quấy khóc.
  • Rối loạn tri giác, co giật, mê sảng có thể có dấu hiệu trên toàn thân.
  • Xuất hiện các mụn loét, rộp da trên mông.

Sau khoảng 7 – 10 ngày vẫn thấy trẻ có dấu hiệu nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà, sức khỏe của bé sẽ được hồi phục hoàn toàn. 

Trong trường hợp trẻ sốt cao (trên 39 độ) kéo dài kèm theo các biểu hiện như co giật, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở,… cha mẹ hãy đưa em bé tới bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Cách điều trị

Cách điều trị tốt nhất khi trẻ mắc phải những triệu chứng của bệnh tay chân miệng, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hay là khoa truyền nhiễm để chẩn đoán bệnh. 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng. Phương pháp điều trị là điều trị các triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

  • Hạ nhiệt: nhiệt độ quá 38,5 cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt
  • Nếu trẻ sốt, loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm,…
  • Dùng dung dịch glycerin borat giúp bé làm sạch miệng trước và sau ăn
  • Khi phát hiện các triệu chứng não-màng não: cần cho trẻ uống thuốc chống co giật, chuyển lên tuyến trên điều trị sâu.

Cách phòng tránh bệnh 

Tay chân miệng là bệnh dễ gặp phải ở trẻ em dưới 5 tuổi và cách phòng ngừa đơn giản nhất là:

  • Bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn, nhất là sau khi đi WC hay thay tã cho trẻ. Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm, sau đó khử trùng. 
  • Tránh tiếp xúc với các bệnh nhi khác, ngoài ra ta cần che miệng, mũi khi hắt hơi tránh vi khuẩn bay vào trẻ. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vứt rác tã bỉm đúng nơi tránh để bừa bãi. Đó là cách cơ bản để phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ em.

Để phòng tránh bệnh tay chân miệng mẹ hãy chuẩn bị cho bé một sức khỏe tốt, một hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng thực phẩm sạch hoặc từ sữa bột có chứa thành phần dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé.

Xem thêm:

>>>Các cách đề phòng cho bé bị táo bón khi ăn dặm

>>>[Tư Vấn] Bé ăn dặm bỏ sữa, lười uống sữa nên làm gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây