Dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ dễ nhận biết nhất

0
435

Dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ có diễn biến nhẹ, những trường hợp nặng gây ra các biến chứng như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phổi cấp diễn biến nhanh có thể dẫn đến tử vong. Là bệnh có thể từ nhiều loại virus khác nhau gây ra. Hầu hết các bệnh đều Nên các bố mẹ cần chú ý theo dõi đến bé, bệnh hay xảy ra ở mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh. Dưới đây là bài viết chia sẻ kiến thức các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ.

Một số dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ:

Các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ dưới dây sẽ giúp mẹ phát hiện ra:

  • Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào tình trạng bệnh của bé, nếu bố mẹ không để ý trẻ bị nặng sẽ gây ra sốt cao
  • Hiện tượng trên da: Có mụn nước, rát đỏ ở xung quanh miệng, họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,…. gây khó chịu ở bé 
  • Điều này sẽ gây nên đau miệng, bỏ ăn, quấy khóc, mệt mỏi 

Gặp phải những tình trạng trên bố mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế, chuyên gia, bệnh viện để phát hiện kịp thời và được tư vấn kỹ hơn để chăm sóc cho bé, theo dõi bệnh tránh để tình trạng bệnh nặng tránh để lại những hậu quả đáng tiếc cho các bé.

Các dấu hiệu khi bé bị nặng

Các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ bị nặng sau:

  • Sốt cao liên tục không hạ có thể trên 38 độ 
  • Quấy khóc kéo dài  trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Các bố mẹ tưởng do nốt đau ở miệng nhưng không phải là do nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm
  • Trẻ bỏ ăn, mệt mỏi
  • Hay bị giật mình do đây là bị nhiễm độc thần kinh. Bố mẹ cần chú ý đến trẻ về tình trạng này ngay cả lúc đang chơi, xem tần suất bị giật mình có tăng theo thời gian hay không
dau-hieu-chan-tay-mieng-o-tre
Dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ

Các cách phòng bệnh

Cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ:

Rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước và điều quan trọng rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi bẩn xong. Người chuẩn bị thức ăn cho bé cần rửa tay xà phòng trước khi bắt đầu chế biến, tránh để tay bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đưa vào thức ăn. Trước khi bế hoặc đụng chạm vào da của trẻ cần rửa sạch tay. Và rửa tay sau khi thay bỉm, tã vệ sinh cho bé.

Về ăn uống: ăn chín, uống sôi, các vật dụng trước khi chế biến cần tráng qua nước nóng cho sạch vi khuẩn. Cần đảm bảo nước sạch sinh hoạt hằng ngày. Không mớm thức ăn, không cho trẻ ăn bốc, không cho trẻ mút đồ chơi hoặc các vật dụng khác. Cần lưu ý các đồ khăn, bát, thìa,… dành cho bé là không được dùng chung với người lớn.

Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, đồ bé hay cầm nắm sử dụng, mọi bề mặt bàn ghế, cầu thang,…. bằng các chất tẩy rửa thông thường 

Trong 10-14 ngày nếu phát hiện những triệu chứng nhẹ, cần cho trẻ cách ly tại nhà, nghỉ học tại trường và những nơi đông người để theo dõi bệnh tình và đưa đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. 

Bệnh tay chân miệng có thể hoàn toàn khỏi và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên các bố mẹ cần theo dõi những dấu hiệu tay chân miệng để tránh con em mình mắc phải và tránh để tình trạng bệnh gặp phải các biến chứng sau này. Cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế kịp thời phát hiện và điều trị. 

Xem thêm:

>>> Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

>>>Các cách đề phòng cho bé bị táo bón khi ăn dặm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây