Điều bận tâm thứ 2 của các mẹ sau câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm chính là trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? Không phải món ăn nào trẻ mới tập ăn dặm cũng nên ăn và cũng được ăn. Tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm mẹ lựa chọn mà có các thực đơn ăn dặm tương ứng.
Contents
1. Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ mới bắt đầu
Đối với các bé mới ăn dặm, thực đơn của bé sẽ là bột ngọt chủ yếu có mặt của tinh bột và nhóm rau củ, chất xơ trong bữa ăn.
Bột sữa ngô
Nguyên liệu:
– Sữa bột: 2 thìa
– Ngô nếp non: 2 chiếc
– Nước lọc
Cách chế biến:
– Ngô nếp rửa sạch, tách hạt rồi cho vào máy xay, bỏ thêm chút nước vào xay nhuyễn rồi lọc qua rây để loại bỏ bã ngô.
– Pha sữa bột với nước sôi để ấm, pha đặc
– Sữa ngô cho vào nồi, thêm sữa bột đã pha vào, quấy đều tay, bật nhỏ lửa.
– Đến khi bột chín, sánh mịn thì tắt bếp là dùng được cho bé
Bột đu đủ, ngô
Nguyên liệu:
– Bột ăn dặm: 4 thìa
– Đu đủ chín xay nhuyễn: 2 thìa
– Lê xay nhuyễn: 2 thìa
– Sữa công thức hoặc sữa mẹ
Cách chế biến
– Đu đủ chín gọt vỏ, bỏ hạt rồi tráng sạch bằng nước đun sôi để nguội
– Cắt nhỏ đu đủ bỏ vào máy xay rồi thêm 1 chút sữa vào xay nhuyễn
– Lê gọt vỏ, cắt bỏ phần lõi, cắt thành từng miếng nhỏ cho vào nồi cùng xâm xấp nước. Bật bếp nhỏ lửa đun lê đến chín mềm.
– Cho lê và nước luộc vào máy xay
– Trộn lê xay và đu đủ xay rồi cho bé dùng là được
>>> Những dấu hiệu cho biết trẻ muốn ăn dặm
Bột sữa bí đỏ
Nguyên liệu:
– Bột gao: 10g
– Sữa bột: 12g
– Bí đỏ: 30g
Cách thực hiện:
– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào nồi luộc chín. Vớt bí đã chín ra bát dùng muỗng tán nhuyễn
– Hòa bột gạo với ½ chén nước, khuấy đều, cho vào nồi nấu nhỏ lửa trên bếp
– Thêm bí đỏ nghiền vào nồi nấu cùng, đến khi bột sánh mịn thì tắt bếp
– Thêm sữa bột vào quấy đều, để nguội bớt rồi cho bé dùng
Bột khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu
– Khoai tây: 1 củ
– Cà rốt: ½ củ
Cách thực hiện
– Khoai tây, cà rốt bỏ vỏ, rửa thật sạch, thái nhỏ, cho vào nồi luộc chín mềm, vớt ra để nguội.
– Cho khoai tây, cà rốt và nước luộc vào máy xay, xay nhuyễn
– Cho hỗn hợp ra bát rồi cho con dùng
2. Ăn dặm kiểu Nhật ăn gì đầu tiên?
Tuần 1: cho bé tập làm quen với cháo lỏng, tỉ lệ gạo : nước tương ứng 1 : 10, mỗi bữa mẹ cho bé 5 – 10ml, 1 bữa ăn/ngày
Tuần 2: Tăng lượng cháo trắng lên 15 – 25ml. Tuần này mẹ có thể bổ sung thêm một số loại rau củ nghiền nhuyễn như cà rốt, bí đỏ, …
Tuần 3: Vẫn giữ thực phẩm như tuần 2 nhưng lượng cháo trắng tăng lên 30 – 40ml. Rau củ mẹ tăng lên 10ml, có thể bổ sung thêm cải bó xôi vào tuần này.
Tuần 4: Duy trì chế độ ăn như tuần 4
Thức ăn cho trẻ bắt đầu ăn dặm với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
– Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, khoai, ngô
– Chất đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá trắng, đậu Hà Lan, cá dăm shirasu
– Chất xơ: cải bó xôi, bí đỏ, cà rốt, củ cải
– Trái cây: táo, cam, quýt, dâu, …
Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật luôn xuất hiện loại nước có tên gọi nước Dashi, đây được xem là đặc trưng của phương pháp ăn dặm này. Cách chế biến nước dashi rất đơn giản và có nhiều loại nước Dashi khác nhau.
>>> Khi nào ba mẹ nên cho bé ăn dặm? Nguyên tắc ăn dặm dành cho trẻ mới bắt đầu
Chế biến nước Dashi:
– Rau củ loại bỏ vỏ, hạt rồi cắt khúc
– Cho nguyên liệu vào nồi và đổ nước cách chừng 1 đốt ngón tay, tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào trước hay sau. Đun sôi trong khoảng 30 – 40 phút.
– Tắt bếp, để nước nguội rồi cho vào khay trữ đông dùng dần cho những lần chế biến món ăn sau.
Gợi ý 1 số loại nước Dashi phổ biến:
– Vị Dashi 1: cà rốt, khoai tây, su su, đậu cove
– Vị Dashi 2: su hào, cải thảo, bông cải xanh/trắng
– Vị Dashi 3: hành tây, cải bắp, củ cải trắng
– Vị Dashi 4: cá bào, rong biển Kombu
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho trẻ mới bắt đầu
Đối với thực đơn ăn dặm BLW cho bé rất dễ chế biến, hầu hết là các món luộc, hấp. Thời gian đầu tiên bé tập làm quen với rau củ, trái cây là chủ yếu.
Thực đơn 1: khoai tây hấp, măng tây hấp, táo nướng
Thực đơn 2: măng tây hấp, cà rốt hấp, bông cải hấp, bơ xay trộn sữa chua làm nước chấm cho con.
Thực đơn 3: bí đỏ hấp, bí ngòi hấp, khoai lang tím hấp và cá tilapia nướng lò
Thực đơn 4: cá hồi chiên, cà rốt hấp, đậu cô ve hấp, khoai tây hấp
Thực đơn 5: ớt chuông hấp, bông cải hấp, thanh long ruột đỏ
Thực đơn 6: su su luộc, củ cải luộc, táo nướng quế
Thực đơn 7: đậu đũa luộc, bánh mỳ, cà rốt luộc, bột mỳ chiên, cam xoàn
Với những thực đơn gợi ý phù hợp cho từng phương pháp ăn dặm, hy vọng mẹ sẽ có 1 tuần không cần suy nghĩ về hôm nay con ăn gì nữa nhé!