Có nhiều lý do dẫn đến việc trẻ bị táo bón trong thời kì ăn dặm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé của ba mẹ. Sau đây, blog mangthai.com sẽ giới thiệu các cách đề phòng cho bé bị táo bón khi ăn dặm trong bài viết này.
Contents
Trẻ ăn dặm bị táo bón vì sao?
Có một số trẻ được ba mẹ cho ăn dặm sớm, uống ít nước hay dùng thêm một số loại sữa công thức không phù hợp khiến trẻ khó đi cầu. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nhất là trong thời kì bé chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm.
Pha sữa công thức đặc hơn thông thường
Có những mẹ không thấy con tăng cân nên sợ con bị thiếu chất, pha nhiều loại sữa cho bé uống. Chính việc này làm cho bé không tiêu hóa được do sữa quá đặc hoặc quá nhiều chất khiến cơ thể bé không tiêu hóa đến. Có những bé còn được ông bà nấu bột thật đặc để cho ăn vì không muốn cho trẻ ăn nhiêu bữa. Vì vậy, gây nên tình trạng bé bị táo bón. Biểu hiện đầu tiên là bé bắt đầu sợ ăn, chán ăn và không muốn đi cầu vì rặn mạnh khiến bé đau rát.
Không cho bé uống đủ nước làm tăng nguy cơ táo bón
Có quan điểm cho rằng bé bú cả ngày rồi thì sẽ không cần bổ sung thêm nước. Vì vậy, gây nên hiện tượng bị táo bón. Ngay cả ở thời kì bé ăn dặm thì mẹ cũng để bé uống rất ít nước làm cho cơ thể bé không có đủ nước để tiêu thụ. Phân của bé trở nên khô, cứng và khó đẩy ra ngoài là vì thiếu nước, thiếu chất xơ. Lâu dần sẽ khiến bé bị tóa bón kéo dài.
Để bé ăn dặm sớm khiến bé bị táo bón
Theo như khuyến cáo, thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là cuối tháng thứ 6 và đầu tháng thứ 7. Tuy vậy, có nhiều mẹ cho bé ăn dặm ngay từ khi bé mới 4 tháng tuổi. Bé sẽ có thể thích thú với những món ăn mới ngoài sữa mẹ nhưng hệ tiêu hóa của trẻ lại không tiêu hóa được. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dẫn đến tích tụ gây ra táo bón.
Đối với những bé thích hợp ăn dặm sớm mẹ vẫn có thể để bé ăn. Nhưng để tránh xảy ra táo bón, mẹ cần chọn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ kết hợp với các loại rau củ quả trong món ăn cho bé.
Lời khuyên từ bác sĩ cho mẹ có con bị táo bón khi ăn dặm
Trường hợp các bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm không phải là hiếm gặp, nhưng 99% nguyên nhân đến từ sai lầm của mẹ, xuất phát từ thói quen và sự hiểu biết của mẹ.
Những sai lầm của mẹ dẫn đến trẻ bị táo bón
- Thực đơn cho bé thiếu rau xanh, chất xơ
- Cho bé ăn quá đặc
- Để bé uống nhiều loại sữa khác nhau cùng lúc
- Không cho bé vận động nhiều mà chỉ ngồi một chỗ
Hướng dẫn cách đề phòng cho bé bị táo bón khi ăn dặm
Dùng men vi sinh bào tử lợi khuẩn giúp cải thiện táo bón
Để giúp khắc phục tình trạng này, mẹ hãy dùng men vi sinh bào tử lợi khuẩn. Men vi sinh bào tử lợi khuẩn ở dạng nước và có thể uống trực tiếp được. Mẹ pha vào sữa, cháo hay nước hoa quả cho bé uống. Trường hợp cơ thể có nhiều lợi khuẩn, các lợi khuẩn nay sẽ giúp kích thích sản sinh các loại enzyme tiêu hóa như amylase, protease… Nhờ đó mà các thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và những hại khuẩn trong cơ thể cũng sẽ được tiêu diệt mà không gây hại đến sức khỏe tiêu hóa.
Thời kì bé ăn dặm, men vi sinh bào tử lợi khuẩn sẽ giúp cơ thể bé hấp thu tốt nhất dưỡng chất từ thực phẩm vào cơ thể và cải thiện táo bón hiệu quả.
Lên kế hoạch thay đổi thực đơn ăn dặm
Trẻ mới tập ăn dặm, mẹ chỉ nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm, không nên để thực phẩm rắn, đặc, khó tiêu. Mẹ hãy cho bé ăn cháo loãng và pha thêm sữa theo đúng tỉ lệ như hướng dẫn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé tập quen dần với thức ăn mới.
Một thời gian sau đó, mẹ có thể thay đổi thực đơn bằng rau xanh, củ quả nghiền nát nấu cùng cháo để tăng dinh dưỡng cho con. Đến khi hệ tiêu hóa của bé đã dần quen với các loại thức ăn, bạn có thể thêm các thực phẩm dinh dưỡng như tôm, trứng, cá hồi,… Tuy vậy, mẹ cũng không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu đạm mà hãy bổ sung thêm những thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, bào tử lợi khuẩn Pregmom… Những thực phẩm này sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được táo bón.