Không ít mẹ băn khoăn rằng việc bé chưa mọc răng liệu có ăn được bánh ăn dặm không? Vì hầu hết các loại bánh ăn dặm đều dành cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên mà giai đoạn này bé mới mọc được vài chiếc răng. Vậy chọn bánh ăn dặm cho be chưa mọc răng nên chọn bánh gì, hãy cùng tapchiandam.com tìm hiểu trong bài viết này nhé:
Contents
1. Bánh ăn dặm cho be chưa mọc răng nên chọn bánh như thế nào?
Đối với trẻ chưa mọc răng, bé sẽ dùng lợi và nước bọt để làm mềm và tan bánh trong miệng vậy nên khi chọn bánh cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Bánh có độ xốp vừa phải và dễ tan trong miệng
– Độ giòn: không quá giòn tan cũng không quá ỉu
– Mua bánh phù hợp với độ tuổi: hầu hết các loại bánh ăn dặm đều dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên nên nếu mua bánh cho bé dưới độ tuổi này, mẹ cần quan tâm đến độ tuổi mà nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng.
– Thành phần dinh dưỡng: đối với bánh ăn dặm cho be chưa mọc răng mẹ cần chọn bánh có hàm lượng đạm phải trên 12% tổng năng lượng, chất béo trên 25%, bột đường 50%-60%, kèm các chất bổ sung khác như sắt, can-xi, kẽm…đạm phải trên 12% tổng năng lượng, chất béo trên 25%, bột đường 50%-60%, kèm các chất bổ sung khác như sắt, can-xi, kẽm…
– Chọn bánh của thương hiệu uy tín: trên thị trường có rất nhiều loại bánh ăn dặm cho bé, đặc biệt là khi mẹ tìm mua online thì có không biết bao nhiêu là thương hiệu. Có một số thương hiệu bánh ăn dặm nổi tiếng mà mẹ nên cân nhắc: bánh ăn dặm Gerber, bánh ăn dặm Pigeon, bánh ăn dặm Wakodo, …
2. Các loại bánh ăn dặm cho be chưa mọc răng
Bánh ăn dặm Heinz Nga cho bé 5 tháng tuổi
Thành phần chính bao gồm bột (lúa mỳ, yến mạch, lúa mạch, lúa, ngô), đường, dầu thực vật (cọ), mạch nha lúa mạch, bột nổi, chất khoáng (CA, Na, Fe), vitamin (B1, B2, B6, PP), hương vị tự nhiên, hương vani. Bánh ăn dặm Heinz Nga dành cho bé từ 5 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm nên sẽ kích thích răng phát triển và giảm bớt vấn đề ngứa lợi của bé. Bánh ăn dặm Heinz Nga được làm thành các thanh dài to bản và có hình dáng giống bánh quy. Giá bán sản phẩm khoảng 85.000đ/hộp 160g.
Bánh ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi Baby Ball Nhật Bản
Một trong những loại bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi của Nhật có thể kể đến bánh ăn dặm Baby Ball. Bánh có dạng viên tròn, thành phần chính là tinh bột khoai tây, đường, trứng, lactose, sữa bột, caloring vừa giúp rèn luyện cơ hàm vừa kích thích tuyến nước bọt để bé tập nhai tốt hơn. Đặc biệt bánh có hàm lượng canxi cao thúc đẩy việc mọc răng, xương chắc khỏe. Bánh giòn và tự tan trong miệng nên mẹ không lo bé bị hóc khi ăn. Hiện tại bánh chủ yếu được bán tại cửa hàng Kids Plaza còn các hệ thống khác ít có cửa hàng có sản phẩm này. Giá bán khoảng 56.000đ/gói 50g.
Bánh ăn dặm Gerber cho trẻ từ 6 tháng tuổi
Là sản phẩm bánh ăn dặm rất nổi tiếng mang thương hiệu Gerber Mỹ, bánh ăn dặm Gerber rất được yêu thích tại Việt Nam vì bánh được làm hình sao dễ ăn. Đặc biệt bánh có 3 vị cho mẹ lựa chọn: vị chuối, vị táo dâu và vị việt quất để mẹ lựa chọn. Ngoài dòng bánh bình thường, Gerber còn cho ra sản phẩm organic với nguyên liệu chọn lọc, hoàn toàn tự nhiên. Sản phẩm dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Bánh ăn dặm Pigeon cho bé từ 6 tháng tuổi
Một trong những thương hiệu bánh ăn dặm Nhật Bản cho bé 6 tháng tuổi có thể nhắc đến Pigeon. Bánh ăn dặm Pigeon có rất nhiều vị để mẹ lựa chọn như vị bí đỏ, vị cá mòi, vị rong biển, … Lưu ý Pigeon có rất nhiều loại bánh và độ tuổi khác nhau như bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, bánh ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, bánh ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi và bánh ăn dặm cho bé trên 12 tháng tuổi. Vậy nên mẹ nhớ nhìn kỹ phần độ tuổi để tránh mua nhầm bánh cho bé.
3. Lưu ý khi cho bé chưa mọc răng ăn bánh ăn dặm
– 5 hoặc 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé tập làm quen với bánh ăn dặm vì giai đoạn này phần lợi của bé rất ngứa khi chồi răng bắt đầu nhú ra. Bánh ăn dặm không chỉ giải quyết việc ngứa lợi của con mà còn cung cấp 1 phần năng lượng nhỏ cho bé hoạt động.
– Khi cho con ăn bánh ăn dặm, nên để con ngồi ăn hoặc đứng ăn vì nếu ăn ở tư thế nằm, bé rất dễ bị mắc nghẹn. Cần có ba mẹ hoặc người lớn quan sát bé trong khi ăn.
– Cách ăn: giai đoạn đầu mẹ có thể cầm cho bé ăn hoặc quan sát bé nhấm nhấm, giai đoạn sau mẹ có thể để bé tự ăn hoặc bé đã lớn thì mẹ có thể cho con ăn chung với sữa.