Giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi thì chế độ ăn uống bằng chất lòng của trẻ đã không còn phù hợp. Đây là thời điểm thích hợp để ba mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Vậy, bé ăn những loại thực phẩm nào là phù hợp và các quy tắc ăn uống cho trẻ ăn dặm là gì?
Ba mẹ có thể không tin nhưng các bé dưới 1 tuổi đã có khả năng xử lý hầu hết các loại thức ăn. Một số nghiên cứu mới và quan điểm mới trong việc cho bé ăn dặm đã và đang dần thay đổi thói quen và những kinh nghiệm, thậm chí là những quan điểm của các chuyên gia thời gian trước đó, nhiều người tin rằng sự thay đổi này sẽ là những thay đổi tốt cho trẻ.
Các loại thức ăn nhạt mà từ lâu đã là những món ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh như là bánh ngũ cốc từ gạo, mì ống và các loại thức ăn tương tự không hoàn toàn xấu cho trẻ nhưng có thể khiến trẻ không được hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng và gây ra thói quen kén ăn ở trẻ. Trẻ nhỏ thường rất thận trọng trong khẩu vị và không thích những loại thực phẩm từ nguyên liệu tươi nguyên tốt cho sức khỏe mà thay vào đó lại thích những thực phẩm được chế biến bày bán sẵn trong siêu thị và chứa nhiều natri như món mì ống, pho mát, món gà tẩm bột và những miếng bánh ngọt hình con cá. Vậy làm thế nào để trẻ có thể thay đổi thói quen ăn uống từ sớm?
Contents
Vấn đề về dị ứng thực phẩm
Ba mẹ hãy chờ đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm trứng, các loại hạt cây (quả hạch), đậu phộng, cá và động vật có vỏ…
Tuy vậy, trong một số trường hợp nhất định, bé vẫn có thể sử dụng được những loại thực phẩm trên. Trong trường hợp bé có những dấu hiệu của dị ứng đối với một số loại thực phẩm nào đó thì nên tạm dừng việc cho bé ăn loại thực phẩm này và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc khi nào thì có thể cho trẻ ăn thử các chất gây dị ứng phổ biến.
Ngoài ra, các hướng dẫn này cũng không đúng hoàn toàn cho các em bé có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn. Nói tóm lại, đây vẫn là sự lựa chọn của các bậc phụ huynh. Nếu ba mẹ lo ngại khi cho bé tập ăn trứng thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Các quy tắc ăn uống cho trẻ ăn dặm – Không cần quá e ngại với gia vị
Nhiều trẻ em trên thế giới vẫn đang ăn những món ăn cầu kỳ và nhiều hương vị. Một số trẻ chỉ quen với những món đơn giản và nhạt nhẽo. Nguyên nhân đằng sau vẫn còn gây nhiều tranh luận, nhưng có một điều chắc chắn đó là những nguyên nhân này không dựa trên bằng chứng khoa học.
Việc cho trẻ ăn đa dạng thức ăn với những gia vị khác nhau chẳng có ảnh hưởng xấu nào đối với trẻ. Có nhiều bé bú mẹ cũng ăn theo cách này.
Ba mẹ không cần phải loại bỏ những gia vị có tính cay ra khỏi khay thức ăn của trẻ. Cho đến hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm cay có tác động tiêu cực đối với trẻ sơ sinh. Tuy vậy, mức độ cay phụ thuộc vào từng gia đình.
Nhiều ba mẹ có thể muốn tránh xa bất cứ món ăn nào có thể gây kích ứng da hoặc miệng của bé nhưng sẽ không có hại nếu cho bé thử thức ăn có độ cay nhẹ hoặc vừa phải. Những loại thức ăn cay nhẹ sẽ không gây hại khi cho một ít vào thức ăn của bé.
Tự làm các loại thức ăn cho trẻ
Việc chuẩn bị thức ăn cho trẻ cũng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức nhưng ba mẹ vẫn có thể lên kế hoạch để chế biến những món ăn này một cách nhanh chóng. Tự nấu thức ăn cho trẻ rất đơn giản, mẹ không cần phải là một đầu bếp chuyên nghiệp hay có những kỹ năng nấu ăn tuyệt vời hoặc những đồ dùng nấu ăn tốt nhất. Đơn giản, mẹ có thể thực hiện nghiền một quả chuối hoặc quả bơ bằng nĩa và thêm một chút gia vị, hay mở một hộp đậu và nghiền chúng với tỏi, hoặc hấp rau và gia vị và sau đó nghiền kỹ.
Trong trường hợp mẹ không có nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn riêng cho trẻ thì bé vẫn có thể ăn chung những món ăn với gia đình, tuy nhiên, điều kiện là các món ăn cần phải là những thực phẩm lành mạnh.
Cho trẻ ăn những thực phẩm hữu cơ
Một số ba mẹ đồng tình việc cho trẻ ăn những thực phẩm hữu cơ, nhưng một số khác lại không. Tốt nhất, để xem liệu nên cho trẻ ăn như thế nào, cần cân nhắc phù hợp với tài chính của gia đình.
Làm đa dạng khẩu vị cho bé
Việc thay đổi thực đơn mỗi ngày sẽ kích thích khẩu vị của bé và giúp đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Điều này có nghĩa là cần phải thay đổi thói quen cho trẻ thay vì ăn một món duy nhất hoặc một vài món quen thuộc.