Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể xuất hiện tình trạng nôn trớ, nhẹ cũng có thể gây ra khó khăn cho việc ăn uống, nặng hơn sẽ làm chậm tăng cân hoặc suy giảm sức đề kháng. Nguy hiểm nhất là dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do trẻ hít phải chất ói vào phổi. Hãy cùng blog tapchiandam.com tìm hiểu cách cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm trong bài viết này nhé:
1. Nôn trớ do tâm lý
Việc nôn trớ có thể xuất hiện từ trẻ sơ sinh cho đến những trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, lượng nôn không nhiều, chủ yếu là những loại thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi. Tuy vậy, chất ói có thể là đàm nhớt, có máu, thức ăn chưa tiêu hay đang tiêu hóa phần nào. Khi mẹ nhận thấy bé hay bị nhợn ói hoặc thường xuyên né tránh việc ăn thì đây có khả năng là biểu hiện của trạng thái chán ăn tâm lý.
Nguyên nhân của hiện tượng nôn trớ
Đầu tiên, ba mẹ cần kiểm tra xem trẻ ói ra những gì để kết luận chính xác lý do khiến trẻ mắc phải tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ hay bị nôn ói gồm có:
- Bé thường xuyên ăn một loại thức ăn dẫn đến cảm giác ngán.
- Bú bổ sung sau ăn quá no hoặc pha sữa không đúng cách.
- Bé bị ép ăn.
- Thói quen ngậm vú giả.
- Bắt đầu dùng những thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi mới lạ.
Ngoài ra, ba mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con khi bị nôn trớ một cách đều đặn. Đa số trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ tăng cân trung bình khoảng 200g mỗi tháng. Chính vì vậy, trường hợp nôn trớ mà không làm ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ, trẻ vẫn có thể tự chơi đùa và sinh hoạt bình thường thì người nhà không cần phải lo lắng.
Các cách cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm
Với nguyên nhân đến từ tâm sinh lý, mẹ hãy điều chỉnh việc ăn uống của bé sao cho khoa học hơn sẽ giúp hạn chế tình trạng nôn ói này. Ví dụ như:
- Khi bé đói hãy cho bé ăn, không ép bé ăn quá nhiều khiến bé chán ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
- Không nên đặt trẻ nằm xuống ngay sau khi trẻ ăn hoặc bú xong, thay vào đó là để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng 10 – 15 phút.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cử trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ khối lượng thức ăn cần thiết.
- Pha sữa, bột hay thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi đúng công thức hướng dẫn.
- Chú ý cách bé bú bình sữa cũng như ăn chậm rãi để tránh tình trạng trẻ nuốt không khí vào dạ dày, gây đầy hơi và chướng bụng.
Bên cạnh đó, khi bé đã đến tuổi ăn dặm nên được ngồi vào bàn ăn riêng, để bé tự do sử dụng chén và muỗng nĩa khi ăn. Ba mẹ hãy để bé được khám phá, tự tạo không khí của bữa ăn một cách vui vẻ, cũng không nên chỉ vì ngại dọn rửa mà đút cho bé ăn thụ động.
-
Nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân nôn trớ do bệnh lý
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn là do hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản. Đây là tình trạng gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì vòng van giữa thực quản và dạ dày của trẻ không đủ mạnh để có thể cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản của trẻ, thỉnh thoảng sẽ trào ra miệng của trẻ. Nếu dịch dạ dày là dịch acid thì thực quản có hơi kiềm. Chính vì vậy, khi dịch acid trào ngược từ dạ dày lên sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến thực quản của trẻ dẫn đến:
- Làm bỏng rát thực quản
- Khiến trẻ sợ hãi khi được cho bú hoặc ăn
- Gây viêm thực quản
- Gây viêm phổi hít do trẻ bị sặc dịch trào lên miệng
- Khiến trẻ ngừng thở, tím tái vì dây thần kinh thực quản bị kích thích, làm ức chế hô hấp.
Với những tác động trên, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản được đánh giá là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nhất là với các em bé sơ sinh. Thông thường trẻ sẽ vẫn có khả năng đùa giỡn và ăn lại sau nôn nếu như bị trào ngược dạ dày – thực quản, tuy nhiên tình trạng nôn trớ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây phiền toái và không tốt cho sự phát triển bình thường của trẻ.
Thêm vào đó, một bệnh lý hiếm gặp hơn có thể khiến trẻ bị nôn đến từ hội chứng không dung nạp sữa bò. Với trường hợp này, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên nhi khoa để kiểm tra và xác định nguyên nhân. Khi điều trị tốt có thể chữa khỏi hoặc kiểm soát cả 2 bệnh lý trên.
Biện pháp cải thiện tình trạng nôn trớ bệnh lý
Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ trong điều trị bệnh lý trào ngược hay nôn trớ do không dung nạp, ba mẹ cần lưu ý các biện pháp khắc phục tại nhà nhủ:
Điều chỉnh tư thế nằm của bé
Bé nằm sẽ đặt bé ở tư thế cao đầu, lưu ý thân mình phía trên luôn cao hơn phần phía dưới để ngăn ngừa tình trạng trào ngược. Trường hợp trẻ bị ọc sữa hoặc ói mửa nhiều thì nên để trẻ nằm nghiêng sang một bên, tư thế này giúp cho chất nôn không bị hít vào phổi. Không bế xốc bé lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm gia tăng nguy cơ sặc dịch ói vào phổi.
Giúp bé ợ hơi
Ba mẹ cần bế đứng trẻ lên và vỗ nhẹ vào lưng để bé có thể ợ hơi được sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong. Lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày khi ăn chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị nôn trớ, do đó mục đích của ợ hơi là để làm giảm và tống lượng hơi này ra ngoài.
Dùng thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản
Motilium, primperan, omeprazol… là những loại thuốc thông dụng, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại dược phẩm nào.
Cho dù trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm, tuy nhiên mẹ cũng cần tìm hiểu những cách cải thiện thích hợp để khắc phục được vấn đề này. Ngoài ra, việc lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi cũng giữ vai trò khá quan trọng, nhằm giúp bé giảm được những triệu chứng nôn trớ, từ đó tăng cân đều đặn và phát triển khỏe mạnh hơn.
Sử dụng thức ăn đặc
Thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi đặc hơn có khả năng khiến các triệu chứng giảm dần rồi biến mất. Tốt nhất ba mẹ nên cho trẻ ăn chầm chậm, mỗi lần một ít và chia thành nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày nhỏ bé của trẻ quá mức. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được hiện tượng trào ngược.