Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? vẫn luôn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, vẫn luôn có nhiều bậc phụ huynh cho rằng nếu trẻ được ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ mau lớn và cứng cáp hơn. Vậy thực hư của việc cho bé ăn dặm sớm (trước 6 tháng tuổi) như thế nào? Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là tốt nhất? Cùng tapchiandam.com đi tìm hiểu sâu hơn nhé.
Có nên cho bé ăn dặm sớm không?
Các chuyên gia đều khuyến cáo không nên cho trẻ ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi) để tránh những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Nếu cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi, khi mà cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột dễ làm tăng nguy cơ bé chán sữa mẹ, bú ít, từ đó gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự phát triển.
- Mặt khác, việc cho trẻ ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, nhất là những bé có cơ địa nhạy cảm. Điều này làm bé dễ bị chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua….
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ: nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ em không được bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì khi ở độ tuổi lên 3 cao hơn so với những bé được cho ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm.
- Ăn dặm quá sớm dưới 4 tháng tuổi còn khiến thận của bé phải làm việc quá sức nên dễ bị tổn thương. Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dạ dày ở tuổi trưởng thành.
Chỉ với bấy nhiêu hệ quả ở đây, các phụ huynh cần hết sức cẩn trọng khi cho bé ăn dặm. Ngay cả khi con đã đủ tháng cho ăn dặm, ba mẹ cũng nên lưu ý khi cho bé ăn món mới, chỉ nên cho bé ăn một ít thăm dò và theo dõi phản ứng của trẻ.
Trẻ sơ sinh khi nào ăn dặm?
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế Giới WHO, trẻ sơ sinh tròn 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm là tốt nhất bởi đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé phát triển tương đối hoàn chỉnh, có khả năng hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
Mẹ cũng đừng vội mừng khi con ăn dặm trễ (7-8 tháng), chỉ cho con bú sữa mẹ là đủ. Bởi 6 tháng tuổi là giai đoạn bé có nhu cầu năng lượng cao hơn, nguồn dự trữ sắt không còn đủ để cung cấp cho sự phát triển nên bé cần được bổ sung thêm thực phẩm ăn dặm để cơ thể có đủ nguồn năng lượng và lượng sắt cần thiết.
Bên cạnh đó, bé ăn dặm trễ thường không được tập, rèn luyện các kỹ năng nhai, nuốt thức ăn dẫn tới việc trẻ không biết cách để xử lý thức ăn thô, sợ ăn, chán ăn…
Dấu hiệu nhận biết trẻ muốn ăn dặm
Trẻ sơ sinh thường được cho ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ khác nhau lại có tốc độ phát triển và đặc điểm riêng không giống nhau. Do đó để biết chính xác đâu là thời điểm ăn dặm thích hợp ba mẹ cần kết hợp các dấu hiệu ăn dặm của trẻ để giúp trẻ có được chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ muốn ăn dặm bao gồm:
- Bé đã bú mẹ no nê những vẫn khóc và đòi ăn thêm
- Trẻ hay mút tay, cáu kỉnh khi phải chờ đợi đến lần bú kế tiếp
- Bình thường trẻ hay ngủ đêm ngon giấc, nhưng vài ngày gần đây thấy trẻ hay thức giấc và đòi bú.
- Ban ngày trẻ ngủ hay bị tỉnh giấc và thức dậy rất nhanh sau khi mới chợp mắt, thời gian ngủ cũng thất thường hơn.
- Trẻ hào hứng khi nhìn thấy thức ăn và với tay lấy thức ăn cầm và cho vào miệng.
- Độ tuổi trẻ ăn dặm có thể chênh lệch trước hoặc sau 6 tháng, sớm nhất là 17 tuần theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tạp Chí Ăn Dặm đã giúp ba mẹ giải quyết được các vấn đề xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm, có nên cho bé ăn dặm sớm không, có ảnh hưởng gì không để chăm sóc bé yêu được tốt hơn. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện mỗi ngày.
>>> Tin liên quan: