Cho con ăn dặm đúng cách, vấn đề được các mẹ tìm kiếm nhiều để có được một chế độ tốt, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Dưới đây là một số kinh nghiệm ăn dặm cho bé, mẹ nên tham khảo để sắp xếp trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn này.
Contents
Kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Đối với các bé ăn dặm là chặng đường nhiều thử thách của các mẹ, đó là sự nỗ lực của mẹ về việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi.
Bởi vì ở mỗi một độ tuổi thì nhu cầu về dinh dưỡng của các bé là không giống nhau, ở mỗi giai đoạn đó mẹ cần cho bé làm quen với từng nhóm thực phẩm phù hợp để giúp hoàn thiện về vị giác và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Đặc biệt với các con khi mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên tham khảo kinh nghiệm ăn dặm cho bé đúng cách.
- Cho bé ăn từ loãng tới đặc
- Cho bé tập ăn dặm từ ăn ngọt sang ăn mặn giúp cho bé ăn ngon hơn và luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm của bé
Nhóm thực phẩm cho bé từ 6-7 tháng tuổi
Thời điểm này là giai đoạn khởi động cho chặng đường ăn dặm của bé, nếu mẹ không nắm bắt đầy đủ thông tin và kinh nghiệm có thể khiến cho bé gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ trong tương lai.
Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với nhóm thực phẩm chất bột đường và nhóm bổ sung vitamin, khoáng chất.
Khi các bé bắt đầu ăn dặm phải trải qua quá trình tập làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa, do đó mẹ nên cho bé ăn các món ăn chế biến hoặc kết hợp với sữa để bé dễ hợp tác. Đến khi bé đã dần quen mẹ tiếp tục cho bé làm quen với nhóm bột đường (có ở trong các loại ngũ cốc và trong khoai lang, gạo, bún, ngô,rau củ).
Các bé bắt đầu ăn dặm từ những ngày đầu, mẹ nên chuẩn bị cho con các món ăn ở dạng mịn, rây nhuyễn có độ loãng vừa phải. Ngoài ra còn một số món ăn dặm khác như ruột bánh mì pha với sữa, khoai lang/khoai tây xay nhuyễn, một số loại rau củ,..
Nhóm thực phẩm cho bé từ 7-12 tháng tuổi
Khi bé đã tập quen dần với thực đơn ăn dặm của mẹ, hệ tiêu hóa của bé cũng đã dần ổn định và hoàn thiện hơn. Từ tháng thứ 7 trở đi, ngoài những nhóm chất bột đường và nhóm thực phẩm bổ sung vitamin khoáng chất mẹ có thể bổ sung thêm nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo vào thực đơn hàng ngày của bé.
Nhóm chứa đạm: Mẹ nên cho bé tập làm quen với các loại thịt như thịt heo nạc, thịt bò xay nhuyễn và nấu chín kỹ với bột hoặc cháo để cho bé tập ăn. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm đạm cho con từ các loại hạt như đậu xanh, đậu đỏ, … đó là những chất đạm thực vật rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Hoặc mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với các loại thủy – hải sản như cá, lươn, ếch,… sau khi bé đã dần quen và ăn được thực phẩm đó. Các mẹ cũng nên chú ý cho trẻ thử từng chút một vì nhóm thực phẩm này cũng dễ gây dị ứng cho bé.
Nhóm chất béo: Cũng là nhóm dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện hơn, do đó mẹ không nên bỏ qua nhóm dưỡng chất này khi lên thực đơn ăn dặm của bé. Mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật và chất béo thực vật theo tỉ lệ 70% và 30%.
Giai đoạn từ 7-12 tháng tuổi, mẹ nên kết hợp cả 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột đường, nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất, nhóm chất đạm, nhóm chất béo) đan xen trong quá trình ăn dặm của bé để bé phát triển tốt nhất mỗi ngày.
Lời khuyên khi cho con bắt đầu ăn dặm
Lần đầu khi bé tập làm quen với ăn dặm các mẹ lưu ý thực hiện một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Nhiều mẹ cho bé làm quen với thức ăn đặc từ rất sớm, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến bé: bé dễ bị chậm lớn, dễ tiêu chảy do không tiêu hóa được đồ ăn.
Bên cạnh đó thì mẹ cũng không nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm quá muộn. Vì khi bé tiếp xúc với thức ăn dặm muộn thì cũng gặp phải một vài vấn đề như: tăng trưởng kém, bổ sung ít năng lượng, thiếu máu, thiếu sắt.
Bài viết liên quan:
>>>Chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng giàu dinh dưỡng
>>>Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?