Những điều cần biết về bảo vệ miễn dịch ở trẻ đang ăn dặm

0
819

Bước vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết nóng ẩm sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh bùng phát và hoành hành. Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu nên rất dễ bị ốm, sốt.

Khoảng thời gian 3 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn mà ba mẹ sẽ rất mệt mỏi vì bé thường xuyên ốm, sốt, rối loạn tiêu hóa… Lúc này, miễn dịch của bé vẫn còn non yếu và chưa đủ sức để chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường. Thời điểm thời tiết giao mùa với độ ẩm trong không khí cao, mưa nắng thất thường chính là nguy cơ góp phần khiến trẻ bị bệnh. Các bậc cho mẹ hãy chủ động tìm phương pháp phù hợp để cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Những điều cần biết về bảo vệ miễn dịch ở trẻ đang ăn dặm

Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là một mạng lưới rất phức tạp bao gồm các protein và tế bào có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Trong trường hợp các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt, tạo ra các kháng thể và tiêu diệt kẻ địch. Đây chính là “bức tường lửa” giúp bảo vệ cơ thể, ngăn chặn và đẩy lùi các tác nhân gây hại, từ đó giúp trẻ tránh được bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.

Những điều cần biết về bảo vệ miễn dịch ở trẻ đang ăn dặm
Những điều cần biết về bảo vệ miễn dịch ở trẻ đang ăn dặm

Khi mẹ mang thai, ở những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ truyền các kháng thể cần thiết cho trẻ thông qua nhau thai để giúp trẻ “vượt qua” quá trình sinh nở. Sau đó, khi trẻ chào đời, hệ miễn dịch của con sẽ dần phát triển do được nhận những kháng thể IgA có trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Đây là những kháng thể có tác dụng bảo vệ bé toàn diện trước những nguy cơ gây bệnh đến từ bên ngoài.

Mặc dù vậy, khi trẻ bước sang độ tuổi ăn dặm hoặc không được bú mẹ hoàn toàn, trẻ sẽ không còn nhận được nhiều kháng thể như trước. Vì vậy, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại, đặc biệt trong môi trường ô nhiễm hay thời tiết khắc nghiệt, giao mùa… Để bảo vệ bé yêu trước những nguy cơ này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là tìm cách giúp tăng cường, củng cố hệ miễn dịch còn non yếu của con.

Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ cần biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang hình thành và dần hoàn thiện. Vì vậy, khi thời tiết giao mùa, trẻ sẽ rất dễ mắc phải các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phế quản, ho, sốt, sổ mũi, tiêu hóa kém… Nhằm giúp bé yêu khỏe mạnh, tự tin khám phá thế giới, mẹ có thể giúp bé yêu tăng cường sức đề kháng bằng một số bí quyết như:

  1. Tiêm phòng cho trẻ theo đúng quy định

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch là điều cơ bản và rất quan trọng mà mẹ cần làm nhằm giúp ngăn ngừa bé yêu khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Trong số đó, vắc xin phòng cúm B và ho gà là 2 loại vắc xin cần được ưu tiên hàng đầu vì đây là hai căn bệnh tấn công và phá hủy hệ miễn dịch của trẻ nhanh nhất.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tiêm vắc xin MMR phòng bệnh sởi, quai bị, rubella cho bé khi con được 1 tuổi. Nguyên nhân là bởi lúc này khả năng miễn dịch mà bé nhận được từ mẹ để phòng tránh những căn bệnh kể trên đã bị suy yếu.

  1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo như nghiên cứu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà không có bất cứ loại sữa nào có thể thay thế được. Trong sữa mẹ có hàm lượng chất béo, protein, đường, men vi sinh và kháng thể phong phú rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Tốt nhất, mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để con được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

  1. Bổ sung lợi khuẩn

Đây là phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả cao trong việc nâng cao hệ miễn dịch đường ruột, từ đó giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ. Lí do là bởi đường ruột có chứa đến 70% tế bào miễn dịch và một hệ sinh thái đa dạng gồm 100.000 tỷ vi khuẩn với 85% là lợi khuẩn có khả năng sản sinh kháng thể IgA và 15% còn lại các vi khuẩn gây hại khu trú. Vì vậy, khi cơ thể bé có đủ lợi khuẩn thì chúng sẽ át chế và tiêu trừ nhóm hại khuẩn. Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách thêm sữa chua, yến mạch… vào chế độ ăn cho trẻ.

  1. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ, trái cây

Có khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ cơ thể sản xuất các chất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Với một chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng sẽ là chìa khóa vàng để tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ hãy thêm trái cây, rau củ vào thực đơn mỗi ngày của bé để đảm bảo cơ thể trẻ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin C và chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại trái cây, rau củ như dâu tây, bưởi, ổi, rau chân vịt, cà chua, khoai tây… là những dưỡng chất cần thiết để cơ thể chống lại mọi nguy cơ bệnh tật.

Thêm vào đó, mẹ cũng cần bổ sung vào chế độ ăn của bé những thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch như:

  • Hạnh nhân: Một món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa giàu vitamin E.
  • Bông cải xanh: Nguồn cung cấp vitamin A, C, E và nhiều chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể.
  • Đu đủ: Loại trái cây giàu vitamin A và C, được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả
  • Tỏi: Một loại gia vị có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và chống virus tuyệt vời.
  1. Đảm bảo một giấc ngủ đủ giấc cho bé

Hệ miễn dịch và giấc ngủ của trẻ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến hơn 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi thì cần đến khoảng 12 – 13 giờ và trẻ mẫu giáo là khoảng 10 giờ một ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ có nhiều kháng thể bảo vệ cơ thể hơn so với những trẻ thiếu ngủ. Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ còn làm hư hại các tế bào T trong cơ thể trẻ và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Bảo vệ miễn dịch ở trẻ
Bảo vệ miễn dịch ở trẻ
  1. Cải thiện môi trường sống trong lành, sạch sẽ, không khói thuốc

Nhằm ngăn ngừa hệ miễn dịch của trẻ khỏi các nguy cơ tấn công của các loại virus và vi khuẩn gây hại, ba mẹ cần chuẩn bị một môi trường sống trong lành và sạch sẽ. thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn, mền gối để hạn chế tình trạng vi khuẩn, virus có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có thói quen hút thuốc thì hãy từ bỏ ngay từ hôm nay vì đây là thói quen không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính ba mẹ và còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bé. Khi tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên sẽ gây hại cho hệ hô hấp, hệ miễn dịch của trẻ khiến trẻ dễ mắc phải các căn bệnh như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản hay nhiễm trùng tai.

  1. Cho trẻ chơi ngoài trời thường xuyên

Ba mẹ hãy khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ chơi ngoài trời càng nhiều càng tốt vì điều này không chỉ giúp trẻ vận động, rèn luyện thể chất mà còn là cơ hội để cơ thể con có thể hấp thu vitamin D – một loại vitamin rất cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu bảo vệ cho cơ thể của trẻ. Mẹ nên cho bé vận động từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để giúp cơ thể tăng cường hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất, tự tạo kháng thể và tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc vận động hàng ngày, thường xuyên còn giúp con có được tinh thần vui vẻ, thoải mái làm cho bé ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn.

  1. Tăng cường sức đề kháng da – lớp áo giáp đầu tiên của hệ miễn dịch

Nghiên cứu về hệ miễn dịch đã chỉ ra rằng tăng cường chức năng đề kháng của da là yếu tố quan trọng giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Da vừa là cơ quan có diện tích lớn nhất vừa là bộ phận “giao tiếp” với môi trường bên ngoài nhiều nhất.

Đề kháng của da là khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi trước những tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, nhất là vi khuẩn gây hại… Đây là một thành phần của hệ miễn dịch sẵn có trên cơ thể mỗi người và là một “vũ khí” vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Nếu không có chiếc áo giáp vô hình nhưng vững chắc này, vi khuẩn xấu rất dễ xâm nhập và phát triển, từ đó gây ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, có thể nói rằng đề kháng da là nền tảng quan trọng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu muốn củng cố hệ miễn dịch cho trẻ, bạn cần tăng cường đề kháng da cho trẻ ngay từ hôm nay bằng cách:

  • Cùng trẻ xây dựng và tạo hứng thú cho bé về thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên và đều đặn 2 lần mỗi ngày.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách bằng một sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời có thể kết hợp với chức năng đề kháng da giúp bảo vệ cơ thể trẻ một cách hiệu quả nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây