Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời là giai đoạn được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. 6 tháng tuổi cũng là thời điểm mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với bột ăn dặm. Vậy 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi có gì cần lưu ý?
Contents
1. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Mẹ cần nắm vững những nguyên tắc dưới đây khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm trong giai đoạn đầu tiên:
– Lượng ăn/ngày: giai đoạn này bé vẫn ăn sữa là chính nên việc ăn dặm sẽ được coi là bữa phụ. Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn 1 bữa/ngày và tăng dần khi bé có nhu cầu.
– Độ thô của thực phẩm: thực phẩm phải được nghiền thật nhuyễn để dễ thích nghi với hệ tiêu hóa non nớt của bé cũng như phần vị giác nhạy cảm của bé trong giai đoạn đầu ăn dặm.
– Vị bột ăn dặm: lựa chọn bột vị ngọt (bột ăn dặm có chứa sữa công thức), bột ăn dặm khởi đầu sẽ phù hợp nhất với bé mới tập ăn. Sau đó mẹ có thể đổi qua bột ngũ cốc và thêm các thực phẩm chế biến như nước hầm xương, bò, gà, cá … để đổi vị cho bé, kích thích bé ăn ngon.
– Không ép bé ăn: khi bé muốn dừng ăn, mẹ nên dừng và không ép bé ăn.
– Lựa chọn phương pháp ăn dặm hợp lý: xã hội hiện đại, các mẹ chỉ nhau rất nhiều phương pháp ăn dặm, có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến, mẹ có thể tham khảo phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW, ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống.
2. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Bột thịt bò, đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
– Bột ăn dặm: lượng vừa đủ
– Thịt than bò: 100g
– Đậu Hà Lan: 50g
– Gia vị ăn dặm
Chế biến:
– Bước 1: thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng; đậu Hà Lan tách hạt và rửa sạch
– Bước 2: Luộc chin đậu Hà Lan sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn
– Bước 3: Thịt bò cho vào phi tỏi, đến khi chin rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
– Bước 4: Quấy 1 lượng bột ăn dặm vừa đủ cho bé, đến khi bột chin, cho thịt bò vào đợi đến sôi lại, mẹ cho đậu Hà Lan nghiền nhuyễn vào rồi đun đến sôi và tắt bếp. Cuối cùng mẹ nêm 5ml dầu oliu và 1 viên phomai ăn dặm cho bé là hoàn tất.
Bột tôm, rau ngót
Nguyên liệu:
– Bột ăn dặm: lượng vừa đủ
– Tôm tươi: 3 con
– Rau ngót: 50g
– Gia vị ăn dặm
Chế biến:
– Bước 1: Tôm tươi bóc vỏ, lột bỏ phần gân đen giữa sống lung, rửa sạch rồi băm nhuyễn
– Bước 2: Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước
– Bước 3: Quấy 1 lượng bột vừa đủ đến sôi, cho tôm băm nhuyễn vào đảo đều đến khi bột sôi trở lại
– Bước 4: Cho nước rau ngót vào nồi, quấy đều tay khoảng 2 phút, tắt bếp và nêm 5ml dầu oliu vào
Bột thịt gà, hạt sen
Nguyên liệu:
– Thịt gà: 10g
– Hạt sen: 15 hạt
– Bột ăn dặm: lượng vừa đủ
– Gia vị ăn dặm
Chế biến
– Bước 1: Ngâm hạt sen từ tối hôm trước, đến khi nấu mang ra rửa sạch
– Bước 2: hấp chin thịt gà và hạt sen. Thịt gà xé sợi rồi băm nhỏ; hạt sen sau khi hấp chin mang ra xay nhuyển.
– Bước 3: Quấy 1 lượng bột vừa đủ cho bé, sau khi bột chín, cho thịt gà, hạt sen đã nhuyễn vào đảo đều đến khi sôi lại thì tắt bếp. Sau cùng, thêm 5ml dầu oliu là mẹ đã có món bột gà hạt sen cực kỳ bổ dưỡng cho bé.
3. Thực đơn ăn dặm chỉ huy BLW cho bé 6 tháng tuổi
Với phương pháp ăn dặm chỉ huy, các món ăn luộc hấp luôn là lựa chọn cho giai đoạn đầu tiên khi bé bắt đầu làm quen. Thức ăn không được nghiền nhỏ hay xay nhuyễn như phương pháp ăn dặm truyền thống, bé sẽ dùng tay tự cầm thức ăn và đưa vào miệng mà không cần đến sự hỗ trợ từ phụ huynh. Mẹ có thể lựa chọn 1 số thực phẩm dưới đây cho bé.
Rau củ hấp chín
Để khởi động cho những bữa ăn dặm đầu tiên của bé, mẹ nên chế biến các món rau củ hấp được cắt nhỏ thành thanh, ưu tiên rau củ hấp chín mềm như bí ngô, bí xanh, cà rốt, mướp hương, khoai hấp.
Trái cây
Đến ngày thứ 5; thứ 6 trở đi, mẹ có thể thêm khẩu phần ăn của bé với trái cây mềm như thanh long, cam, chuối, nho, xoài chín … Luôn lưu ý trái cây được cắt dạng thanh dài, bé sẽ dễ cầm hơn.
Gà hấp, tôm hấp
Đến ngày thứ 20, bé có thể tập làm quen với gà hấp, tôm hấp hoặc hải sản (tùy cơ địa).
Với phương pháp ăn dặm chỉ huy, việc vệ sinh tay bé là điều rất quan trọng, các mẹ nên lưu ý vệ sinh trước bữa ăn của bé.
-
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi
Tuần 1: mẹ cho bé tập làm quen với cháo trắng loãng tỉ lệ 1:10 và ăn 5ml – 10ml/ngày.
Tuần 2: Tăng lượng cháo trắng lên 15ml – 25ml. Ngoài ra mẹ có thể thêm các thực phẩm như đậu phụ, carot, trứng (2/3 lòng đỏ), … vào để kích thích vị giác của con.
Tuần 3: Tăng lượng cháo trắng mỗi ngày lên đến 30ml – 40ml, chế biến thêm cải bó xôi, rau ngót, sữa chua nguyên chất không đường, long đỏ trứng gà (2/3).
Tuần 4: Duy trì chế độ ăn như tuần 3; có thể cải thiện thêm bằng cải bắp, rau cải.
6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, có thể sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và khẩu vị của bé sau này. Để bé có hứng thú với mỗi bữa ăn, mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn ăn dặm cho bé và lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, hợp vệ sinh cho bé nhé.