Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé 7 tháng tuổi

0
376

Cho con thực hiện theo thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW không chỉ giúp con phát triển về cả thể chất và trí tuệ, mà còn hình thành cho trẻ một thói quen tốt. Bên cạnh đó phương pháp BLW sẽ là bước quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng cầm nắm, nhai nuốt và quan sát. Cách thức hiện thế nào? Cùng theo dõi mẹ nhé!

Thế nào là ăn dặm truyền thống?

thuc-don-an-dam-truyen-thong-ket-hop-blw-4
Thức ăn cho ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống tức là cho con ăn dặm bằng bột xay, cháo xay và các thực phẩm như rau thịt, cá, củ xay nhuyễn. Thức ăn của trẻ được đo đếm liều lượng và sử dụng phương pháp nấu chín khoa học giúp trẻ hấp thụ được những dưỡng chất tốt nhất.

Khi trẻ thực hiện phương pháp ăn truyền thống, có nghĩa trẻ sẽ được cung cấp đều đủ về nguồn dinh dưỡng. Phương pháp này cũng giúp trẻ thành thói quen ăn theo bữa và theo thời gian quy định.

Hiểu về phương pháp ăn dặm BLW

thuc-don-an-dam-truyen-thong-ket-hop-blw-3
Một trong những bữa ăn theo phương pháp BLW

Phương pháp ăn dặm BLW là cho con tập ăn các loại củ có chứa tinh bột; các loại lau rau, củ nấu chín; các loại trái cây lành mạnh… Khi sử dụng phương pháp BLW, các loại rau, củ trái cây… sẽ không được xay hoặc ép lấy nước mà để nguyên (đối với các loại có kích thước nhỏ) hoặc cắt nhỏ (đối với các loại có kích thước lớn).

Ăn dặm BLW giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cầm nắm và đưa thức ăn lên miệng. Phương pháp này cũng giúp trẻ có thể tự nhai nuốt tốt thông qua rèn luyện.

Phương pháp xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé 7 tháng tuổi

thuc-don-an-dam-truyen-thong-ket-hop-blw-1
Thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé 7 tháng tuổi

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi theo phương pháp truyền thống kết hợp BLW một cách khoa học và tốt nhất, mẹ cần thực hiện những gì? Hãy thực hiện các phương pháp sau đây:

Sử dụng hai phương pháp tách biệt hoàn toàn

Có nghĩa là: Trong một bữa ăn của trẻ, mẹ không nên sử dụng cả hai phương pháp truyền thống và BLW. Bởi vì, như vậy, trẻ sẽ không hoàn toàn chú ý vào phương pháp ăn nào mà biến bữa ăn thành đồ chơi. Đáng sợ hơn, trẻ sẽ không phân biệt được hai loại thức ăn khác nhau, hình thành cách nhai nuốt khác nhau, dẫn đến bị nghẹn khi ăn.

Chọn độ tuổi phù hợp

Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW thực hiện tốt nhất cho trẻ từ 6 đến 10 tháng tuổi. Bởi vì, ở giai đoạn này, đa phần trẻ đã biết ngồi vững và cầm nắm tốt. Hệ tiêu hóa của trẻ ở tuổi này cũng đã phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể biết được mình thích gì và không thích gì. Do đó rất thuận lợi trong việc thực hiện thêm phương pháp BLW.

Mẹ học kỹ năng sơ cứu

Trong quá trình thực hiện phương pháp BLW hoặc trong quá trình chuyển đổi thức ăn cho trẻ (từ nhuyễn sang thô) có lúc xảy ra hiện tượng hóc, nghẹn… ở trẻ. Do đó, mẹ phải học được các kỹ năng sơ cứu đơn giản, bình tĩnh sơ cứu cho trẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bé phải ngồi khi ăn

Dù là ăn dặm theo kiểu truyền thống hay theo phương pháp BLW, mẹ phải hình thành cho trẻ thói quen ngồi khi ăn. Việc tạo thói quen ngồi ăn sẽ giúp trẻ ghi nhớ khi nào đến bữa. Trong giờ ăn, trẻ sự tập trung vào bữa ăn thay vì chú ý những việc khác. 

Cần có bộ dụng cụ ăn dặm cho trẻ

Khi bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên chuẩn bị một bộ dụng cụ ăn cho trẻ. Bộ đồ dùng ăn uống cho bé này đảm bảo về chất lượng, an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tùy theo phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn thực hiện để mua sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn: Nếu trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống thì cần ghế, tô, chén, thìa.. Nếu trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW thì cần ghế, khay chia đồ ăn, giấy hoặc khăn ăn… 

Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW

thuc-don-an-dam-truyen-thong-ket-hop-blw-6
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Trong quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm, mỗi phương pháp sẽ có những lưu ý khác nhau. Cụ thể:

Ăn dặm truyền thống

Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, thực đơn cho bé chỉ cần đáp ứng các yêu cầu: đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh và phù hợp độ tuổi. Mẹ cần đáp ứng cho trẻ đầy đủ các chất sau:

  • Gluxit/Carbohydrat (Chất bột đường): Có trong các loại củ và ngũ cốc. Chẳng hạn: khai lang, khoai mì, khoai môn, bắp, bobo, đường, bánh mì, yến mạch…
  • Lipid (Chất béo): Có trong dầu, mỡ, bơ…
  • Protid (Chất đạm): Có trong sữa, tôm, cua, thịt, cá, trứng, các loại đậu…
  • Kẽm : Có trong sữa, thịt bò, gan lợn, lươn, tôm đồng, hàu,…
  • Sắt: Có trong rau có màu xanh đậm, thịt bò, gan, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc,…
  • Lysine:Có trong đậu nành, thịt gà, phô mai, cá ngừ, tôm, hạt bí…
  • Chất xơ: Có trong các loại rau xanh dâu, thực phẩm chế biến từ yến mạch. Hay các loại đậu xanh, đậu đỏ….

Giai đoạn mới tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn bột chế biến sẵn hoặc mua các loại hạt về rang, xay rồi pha cùng sữa cho con. Khi bé lớn hơn có thể chuyển qua ăn cháo xay nhuyễn rồi chuyển dần lên cháo hạt…

Ăn dặm BLW

Đối với phương pháp ăn dặm BLW, mẹ cũng nên lựa chọn những thức ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất giống phương pháp ăn dặm truyền thống. Bên cạnh đó, mẹ phải cho bé ăn từ thức ăn mềm đến thức ăn cứng. Như vậy, để trẻ có thời gian rèn luyện, làm quen đa dạng thức ăn.

Hãy để trẻ tự chọn món ăn cho mình giúp mẹ hiểu được sở thích của trẻ. Trong thời gian sử dụng phương pháp BLW mẹ phải chú ý đến trẻ. Để tránh tình trạng hóc, nghẹn có thể xảy ra.

Việc tạo thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé 7 tháng tuổi vừa có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Vừa hình thành các kỹ năng cơ bản. Để thực hiện chế độ ăn dặm khoa học, cần những dụng cụ phù hợp cho trẻ. Mẹ hãy ghé đến siêu thị Kids Plaza – chuyên bán các nguồn hàng chính hãng để tìm hiểu và mua cho con sử dụng nhé. 

Xem thêm:

>>>[Mẹo hay] Cách cho bé ăn dặm đúng cách? Tránh tình trạng biếng ăn ở bé

>>>Ăn dặm truyền thống kết hợp BLW có tốt không, thực hiện như thế nào?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây