Đề phòng bé bị táo bón khi ăn dặm

0
773

Táo bón là triệu chứng tiêu hóa bất thường không chỉ gặp ở phụ nữ mang thai mà còn dễ gặp ở trẻ em. Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Cùng tìm hiểu cách phòng tránh táo bón cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm hiệu quả.

1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm

Mẹ có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây để biết bé có đang gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón hay không:

– Phân cứng, tròn nhỏ giống như phân dê

– Trẻ đi ị ít hơn bình thường, khoảng dưới 3 lần/tuần

– Són phân trong quần mà trẻ không hay biết

– Đau vùng bụng, có thể kèm theo đầy chướng, hết đau sau khi đi tiêu

– Quấy khóc, nhất là lúc đi tiêu

– Khi rặn ị, bé phải cong lưng, khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo hoặc có tư thế bất thường

– Trong phân có vệt máu, triệu chứng này có thể bé đã rách hậu môn

– Kém ăn

 

Trẻ ăn dặm bị táo bón
Trẻ ăn dặm bị táo bón

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón

Trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do một số nguyên nhân sau:

– Do sữa công thức mẹ chọn có hàm lượng đạm cao, cơ thể bé chưa có khả năng tiêu hóa lượng đạm lớn như vậy nên dẫn đến dư thừa, gây táo bón hoặc do mẹ pha sữa công thức không đúng tỉ lệ sữa, nước

– Do chế độ ăn dặm của bé chưa phù hợp, nhất là các nhóm chất dinh dưỡng như rau củ, trái cây ít nhưng protein lại nhiều

– Do nhu động ruột chậm hoặc do cơ địa nóng trong của bé

– Do bé mải chơi, nhịn đi vệ sinh dẫn đến nén phân trong ruột gây táo bón

>>> Xem thêm: Bé bắt đầu ăn dặm thì cách ăn bột organic như thế nào?

3. Trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm phải làm sao?

– Massage vùng bụng: mẹ đặt bé nằm trên giường, sau đó dùng ngón tay trỏ đặt dưới rốn, xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ, bàn tay áp nhẹ lên thành bụng để kích hoạt nhu động ruột.

– Ngâm hậu môn trong nước ấm: chuẩn bị 1 chậu nước ấm sau đó mẹ bế bé nhẹ nhàng ngâm hậu môn trong chậu nước, ngón tay nhẹ nhàng xoa hậu môn và vùng bụng của trẻ trong 5 phút. Làm như vậy mỗi ngày 2 lần buổi sáng, tối, tình trạng táo bón của con sẽ thuyên giảm.

– Bế con tư thế ngồi bô: nếu trẻ đã có thể ngồi gập lưng, mẹ nên bế trẻ theo tư thế như đang ngồi cầu để con dễ rặn ị hơn.

– Trường hợp bé bị táo bón quá nặng, mẹ có thể thụt tháo cho con nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây dãn trực tràng và đại tràng nếu thực hiện quá nhiều lần.

– Cho con uống nước ép mận hoặc nước ép táo mỗi ngày hoặc có thể thêm vào sữa cho con, đây cũng là biện pháp giúp con giảm táo bón.

Trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm phải làm sao?
Trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm phải làm sao?

4. Phòng ngừa bé bị táo bón khi ăn dặm

Để tránh việc bé bị táo bón khi ăn dặm, mẹ nên đề phòng bằng cách biện pháp sau:

– Lựa chọn sữa công thức phù hợp: khi mua sữa công thức cho trẻ, mẹ cần lưu ý chọn sữa có tỉ lệ đạm vừa đủ, với trẻ dưới 1 tuổi tỉ lệ đạm lý tưởng khoảng 11% – 18%, trẻ hơn 1 tuổi có thể chọn sữa có hàm lượng đạm cao hơn.

– Tuân thủ công thức pha sữa: luôn làm theo hướng dẫn pha sữa đến từ nhà sản xuất, đảm bảo tỉ lệ sữa bột và nước. Có nhiều mẹ vì bé không uống được nhiều mà pha sữa đặc hơn bình thường để đảm bảo bột sữa hàng ngày bé uống vào, điều này có nguy cơ dẫn đến cặn thận ở trẻ.

– Cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ: luôn đảm bảo trong bữa ăn của con có rau xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé ăn trái cây xay hoặc trái cây nghiền vào những bữa ăn phụ.

– Massage bụng cho bé nhất là khi bé có biểu hiện muốn đi tiêu, điều này giúp con đi tiêu thuận lợi hơn

– Để ý lịch sinh hoạt của trẻ, chủ động cho trẻ đi tiêu, tránh để con mải chơi, quên đi nhu cầu

– Bổ sung men tiêu hóa khi đến tuổi giúp hỗ trợ đường ruột của trẻ, bé sẽ hạn chế gặp các vấn đề về tiêu hóa hơn

 Táo bón ở trẻ là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên tần suất nhiều ít của mỗi bé sẽ khác nhau. Nếu bé nhà mẹ thường xuyên gặp phải vấn đề này, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ có phương pháp hỗ trợ trẻ ăn dặm bị táo bón tốt hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây