So sánh phương pháp ăn dặm kiểu nhật và truyền thống?

0
1733

Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống là hai phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn nhất trong giai đoạn ăn dặm của bé. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết và giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé yêu nhé!

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm Nhật Bản và truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật Bản và truyền thống là 2 trong nhiều phương pháp ăn dặm được nhiều ba mẹ Việt lựa chọn. Trước khi quyết định lựa chọn phương pháp nào mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng ăn dặm của trẻ cũng như ưu điểm của mỗi phương pháp.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm trực tiếp với cháo loãng. Mẹ sẽ không cần khuấy cháo thành bột là lọc trực qua rây theo tỷ lệ 1:10. Các loại thực phẩm ăn kèm khác sẽ được chế biến riêng phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm của bé. Khi ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ ngồi trên bàn ăn riêng và không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại. Đặc biệt mẹ cần lưu ý với phương pháp này tuyệt đối không hối thúc hay bón cho bé. 

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Bé sẽ học được việc tự lập trong ăn uống sớm.
  • Làm quen với mùi vị của các loại thực phẩm và có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn.
  • Nâng cao kỹ năng nhai nuốt thức ăn của bé với các thực phẩm thô.

Tuy nhiên, giai đoạn ăn dặm hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện. Bởi vậy mẹ cần điều chỉnh, phân bố thức 4 nhóm thực phẩm đạm, bột đường, béo và vitamin – khoáng chất – chất xơ sao cho thích hợp. 

an-dam-kieu-nhat-va-truyen-thong
Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống, phương pháp nào tốt hơn?

Ăn dặm truyền thống là gì?

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp phổ biến hàng đầu trước khi các phương pháp ăn dặm khác được du nhập vào nước ta. Với phương pháp này, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực  phẩm và khuấy thành bột kết hợp với rau củ hay thịt, cá để cho bé ăn.  Với phương pháp này, mẹ bắt buộc phải đút bé ăn bằng muỗng. Đây là hương pháp được nhiều bậc cha mẹ yêu thích bởi bé sẽ ăn hết lượng thực phẩm mà bố mẹ mong muốn nên khả năng tăng cân cũng tốt hơn

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:

  • Bé có thể ăn lượng lớn thực phẩm ngay từ thời điểm đầu ăn dặm nên dễ tăng cân khỏe mạnh.
  • Hệ tiêu hoá được hỗ trợ tốt hơn bởi tất cả các thực phẩm đều được xay nhuyễn.
  • Phương pháp chế biến đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi cho mẹ.

So sánh phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản và truyền thống

Để mẹ có thể dễ dàng phân biệt cũng như thấy được sự lợi – hai của mỗi phương pháp ăn dặm, hãy cùng đặt lên bàn cân và tìm hiểu chi tiết ăn dặm kiểu Nhật khác ăn dặm truyền thống như thế nào.

Về chế độ ăn

Cả phương pháp ăn dặm Nhật Bản và truyền thống đều chia thành các giai đoạn khác nhau, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Mỗi giai đoạn sẽ có chế độ ăn khác nhau để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên ở cách hai phương pháp này đều cần sự kế hợp giữa ăn dặm và bú mẹ. 

Bảng so sánh chế độ ăn ăn dặm kiểu Nhật – truyền thống:

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Phương pháp ăn dặm truyền thống
5 – 6 tháng Kết hợp 2 bữa ăn dặm cùng 3 cữ sữa.

Tỷ lệ kết hợp:

  • Cơm 1 : 4.5 nước
  • Gạo 1 : 10 nước
6 – 9 tháng Kết hợp 2 bữa ăn dặm cùng 4 – 5 cữ sữa, bổ sung thêm 1 – 2 cữ nước hoa quả
7 – 8 tháng Kết hợp 2 bữa ăn dặm với 3 cữ sữa.

Tỷ lệ kết hợp:

  • Cơm 1 : 3 nước
  • Gạo 1 : 7 nước
9 – 12 tháng Mẹ cho bé ăn 2 – 3 bữa ăn dặm với 4 cữ sữa và 2 cữ nước hoa quả
9 – 11 tháng Kết hợp 3 bữa ăn dặm với 2 cữ sữa.

Tỷ lệ kết hợp:

  • Cơm 1 : 2 nước
  • Gạo 1 : 5 nước
12 – 24 tháng Bé nên ăn 3 bữa ăn dặm cùng 3 cữ sữa và 2 – 3 cữ nước hoa quả

 

Về kỹ năng ăn

Vê kỹ năng ăn, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của 2 phương pháp ăn dặm này:

  • Ăn dặm kiểu Nhật: Theo quan điểm của người Nhật, từ 7 tháng tuổi bé đã bắt đầu có phản xạ nhai. Bởi vậy đây là thời điểm thích hợp để bé làm quen với thức ăn thô nhiều hơn. Do đó, bé nên được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Khi được 9 tháng tuổi, mẹ nên chuyển sang cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 bởi lúc này bé đã có thể nhai tốt bằng lợi. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm ăn kèm như rau củ, thịt, cá theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dù to nhưng bé vẫn nhai nuốt được do đã được làm mềm.
  • Ăn dặm truyền thống: Với cách ăn dặm này, bé sẽ không thể chủ động trong việc ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Mẹ sẽ đút bé bằng muỗng và bé có thể sẽ ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, việc xay nhuyễn thức ăn có thể khiến bé khó phần biệt được mùi vị của các loại thực phẩm. Ngoài ra, phương pháp này còn được cho rằng khiến bé khó có thể phát triển kỹ năng nhai. Vì vậy, mẹ cần cho bé ăn với độ thô của thức ăn tăng dần theo từng giai đoạn để tăng kỹ năng nhai.
an-dam-kieu-nhat-va-truyen-thong
Kỹ năng ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

Ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống nên hay không?

Ăn dặm kiểu Nhật Bản và truyền thống đều có những ưu điểm nhất định. Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thực đơn ăn dặm của cả 2 phương pháp này nhằm giúp bé quen dần mùi vị và rèn phản xạ nhai theo từng cấp độ.

Chế độ ăn dặm của bé cần đảm bảo đầy đủ chất và cân đối chất dinh dưỡng. Khi  kết hợp 2 phương pháp ăn dặm trên, mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm:

  • Tinh bột: cháo, nui, bánh  mì,…
  • Chất xơ: rau, củ, quả
  • Đạm: Thịt, cá, trứng, sữa
  • Chất béo: dầu thực vật, dầu cá,… 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé tập ăn riêng từng món để bé cảm nhận và phân biệt mùi vị. Nếu bé không thích món nào mẹ đừng bắt bé ăn ma nên dừng lại và cho bé ăn lại sau. Mỗi bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút và hãy để không khí bữa ăn luôn vui vẻ, thoải mái.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp mẹ hiểu thêm phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống. Dù lựa chọn phương pháp nào, mẹ cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Bài viết liên quan 

>>> Tìm hiểu cách chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thơm ngon, giàu dinh dưỡng

>>> Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé mê tít

>>> Học mẹ Nhật phương pháp ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây