Những dấu hiệu cho biết trẻ muốn ăn dặm

0
934

Trong những năm gần đây, việc cho trẻ ăn dặm dần trở lên phức tạp vì có rất nhiều phương pháp, công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ được công bố làm thay đổi quan điểm ăn dặm của rất nhiều ba mẹ. Nếu như trước đây các cụ thường dùng sữa bò cho con ăn thêm để tạo cảm giác no và bổ sung dinh dưỡng cho con thì ngày nay, ăn dặm cần đến sự phối hợp của nhiều thực phẩm hơn, chế độ ăn cũng cần định lượng rõ ràng hơn. Điều các mẹ hiện đại đặc biệt quan tâm là dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm và thời điểm ăn dặm phù hợp. Vậy dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm là gì? Trẻ có biểu hiện muốn ăn dặm giả không?

Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm
Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

1. Những dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Mẹ hãy lưu tâm đến 1 số biểu hiện của trẻ để nắm bắt dấu hiệu con muốn ăn dặm dưới đây nhé!

– Cân nặng của bé gấp đôi lúc mới sinh ra: khi con mới được sinh ra, cơ thể bé sẽ đạt khoảng 2,5 – 3,3kg, lúc này mẹ có thể quan sát thêm ở bé các biểu hiện khác để biết con có thực sự muốn ăn dặm chưa nhé.

– Bé có thể ngồi vững, tự nâng được phần đầu, cổ: đây cũng là điều cần thiết khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Ngồi thẳng là tư thế dễ tiêu hóa nhất khi ống tiêu hóa thẳng, thức ăn được nuốt xuống nhanh hơn, bé ít bị sặc hơn.

>>> Khi nào ba mẹ nên cho bé ăn dặm? Nguyên tắc ăn dặm dành cho trẻ mới bắt đầu

– Bé thích thú với thức ăn: nhìn theo thức ăn hoặc không rời mắt khi bố mẹ ăn cơm, đây là biểu hiện khá rõ ràng cho thấy bé của mẹ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi.

– Đưa lưỡi nhận thức ăn: khi mẹ đưa thức ăn về phía bé, bé mở miệng và đẩy lưới dưới để đón nhận thức ăn. Hãy quan sát phản ứng của con nếu bé nuốt được phần thức ăn mẹ đưa vào trọn vẹn và hứng thú, điều này cho thấy bé của mẹ đã rất muốn ăn dặm rồi.

Đối với các bé 6 tháng tuổi biểu hiện muốn ăn dặm này là bình thường nhưng với các bé 4 tháng tuổi hoặc 5 tháng tuổi, việc có các biểu hiện như trên được xem là dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm sớm.

2. Nguyên tắc dành cho bé lần đầu ăn dặm

Có 1 số nguyên tắc mẹ nhất định phải nhớ khi cho con ăn dặm.

– Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

– Ăn từ lỏng đến đặc: bữa đầu tiên của trẻ sẽ cực kỳ đơn giản chỉ là cháo lỏng tỉ lệ 1 : 10, thậm chí nhiều mẹ còn cho bé ăn nước cơm. Với hệ tiêu hóa non nớt của con, mẹ chỉ nên cho con ăn thức ăn lỏng, mịn để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

– Ăn dặm chỉ là bữa phụ: luôn nhớ ăn dặm chỉ là bữa phụ, thức ăn chính của bé vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Hãy luôn cho con ăn bữa phụ trước khi ăn bữa chính.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu
Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu

– Tăng dần lượng thức ăn theo tuần: sau mỗi tuần ăn dặm, mẹ nên tăng lượng thức ăn cho trẻ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con.

– Nguyên tắc thử thực phẩm: thử mỗi lần 1 thực phẩm để biết bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. Chỉ thử thực phẩm trong những ngày bé hoàn toàn khỏe mạnh. Với những thời điểm cơ thể bé không khỏe như vừa đi tiêm vacxin hay mọc răng, ốm sốt, … mẹ không nên cho con ăn thử thực phẩm mới.

– Khoảng cách giữa 2 lần thay đổi lượng ăn không dưới 5 ngày: mỗi khi mẹ tăng lượng thức ăn hay thử món mới cho bé không nên thay đổi liên tiếp trong 5 ngày. Cần kéo dài hơn 5 ngày để cơ thể bé có thời gian thích nghi với thức ăn.

– Không ăn đừng ép: nếu con không muốn tiếp tục ăn, mẹ đừng cố gắng ép con ăn thêm.

>>> Bí quyết giúp trẻ ăn dặm hiệu quả nhất 

3. Các phương pháp ăn dặm phổ biến

Phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay có thể kể đến 3 phương pháp sau:

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Đây là phương pháp ăn dặm truyền thống được truyền dạy lại theo bao thế hệ người Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp ăn truyền thống là bé có thể làm quen với bột ăn dặm sớm, độ mịn của thức ăn tốt nên bé dễ tiêu hóa. Nhược điểm của phương pháp này là bé thường phải ăn lượng lớn thức ăn mỗi bữa và thức ăn thường được chế biến trộn cùng nhau làm khó hệ tiêu hóa của con.

Phương pháp ăn dặm truyền thống
Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Là phương pháp ăn dặm đang rất được lòng các mẹ hiện đại ở Việt Nam. Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật là độ thô của thức ăn tăng dần, bé dễ tiêu hóa hơn. Thực phẩm được chế biến riêng, mẹ dễ dàng phát hiện các món “khoái khẩu” cũng như các món gây dị ứng cho trẻ. Nhược điểm của phương pháp này là thức ăn cần được chế biến từng món, mất thời hơn. Dễ gây mâu thuẫn nội bộ vì phương pháp này không phải gia đình nào cũng ủng hộ.

Phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW

Phương pháp ăn dặm chỉ huy phổ biến ở các nước phương Tây đặc biệt là các nước phát triển. Ưu điểm của phương pháp này thời gian chế biến nhanh, bé được tự quyết định lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Nhược điểm của ăn dặm chỉ huy là bé ít tăng cân hơn so với 2 phương pháp trên, bé làm quen với thức ăn có độ thô cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Với những dấu hiệu cho bé ăn dặm ở trên, hy vọng mẹ và bé sẽ tìm được thời điểm ăn dặm hợp lý và phương pháp ăn dặm phù hợp với con.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây