Bí quyết giúp trẻ ăn dặm hiệu quả nhất

0
787

Không phải ngẫu nhiên mà các mẹ gọi ăn dặm là cuộc chiến của cả mẹ và bé. Giai đoạn đầu bé có thể sẽ hào hứng nhưng sau đó lại có biểu hiện chán ăn, ngậm thức ăn trong miệng. Nhiều bé còn không tiếp nhận thức ăn nay từ lúc bắt đầu. Vậy bé không chịu ăn dặm mẹ phải làm sao? Có bí quyết gì giúp trẻ ăn dặm hiệu quả, nhanh lớn, tăng cân đều không?

1. Nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn dặm

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé không chịu ăn dặm: bé gặp vấn đề về tâm lý và cơ thể bé không khỏe.

Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao
Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao

Cơ thể bé không khỏe

– Bé ốm, sốt: khi cơ thể không khỏe, bé sẽ biếng ăn hơn, vị giác lúc này thay đổi, ngay cả bú mẹ bé cũng không muốn.

– Rối loạn tiêu hóa: chứng đầy hơi, khó tiêu do rối loạn tiêu hóa luôn làm cho bụng bé đầy chướng, ấm ách. Cảm giác muốn ăn cũng giảm bớt. Mẹ hãy lưu ý massage phần bụng bé để giúp thức ăn nhanh tiêu và sớm phát hiện các vấn đề đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

– Bé sau khi tiêm phòng: hầu hết trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng đều sẽ quấy khóc 1 đến 2 ngày. Nhiều bé có thể ốm nhiều ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường, khi cơ thể tiếp nhận 1 loại vacxin lạ sẽ sinh ra cảm giác sốt để bảo vệ cơ thể. Những ngày này bé cảm thấy khó chịu và bỏ ăn. Tuy nhiên, vấn đề này không kéo dài, sẽ chỉ một vài ngày, khi cơ thể bé bình thường trở lại bé sẽ tiếp tục vui vẻ và chịu ăn như bình thường.

– Bé mọc răng: ngoài biểu hiện sốt, việc mọc răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhai nuốt của trẻ nên con thường bỏ ăn vào những ngày này. Mẹ có thể tăng cường việc cho con bú mẹ hoặc bú bình.

– Bé bị nhiệt miệng: không ít trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề này. Nhiệt miệng do virus herpes gây ra và làm tổn thương đến lưỡi, vùng má hoặc phần lợi của bé. Hầu hết bé bị nhiệt miệng đều bỏ ăn kể cả bú mẹ. Mẹ nên dùng thuốc đặc trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh để bôi lên bề mặt vết loét, đây là cách nhanh nhất loại bỏ nhiệt miệng khỏi bé.

Con không chịu ăn dặm phải làm sao
Con không chịu ăn dặm phải làm sao

Bé gặp vấn đề tâm lý

– Mẹ ép bé ăn quá nhiều: một trong những nguyên tắc quan trọng khi cho con ăn dặm là nên tôn trọng sở thích của con. Nếu con muốn dừng, mẹ hãy dừng đừng cố gắng bắt ép trẻ ăn thêm sẽ khiến con sinh cảm giác chán ăn.

– Vị món ăn khiến bé ghi nhớ: có nhiều mẹ học cách cho bé ăn thuốc cùng thức ăn, vị khó ăn của các loại thuốc sẽ khiến bé ghi nhớ và ghi lại cảm giác sợ từ đó ác cảm với bữa ăn.

– Không khí bữa ăn căng thẳng: một trong các bí quyết hàng đầu giúp con ăn ngon miệng hơn đó là tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Ngược lại nếu bữa ăn quá căng thẳng, bé sẽ áp lực, không muốn ăn.

>>> Những lưu ý khi mua bàn ăn và ghế ăn dặm cho bé

2. Làm gì khi bé không chịu ăn dặm

Để khắc phục vấn đề con không hợp tác khi ăn, mẹ có thể áp dụng các bí quyết sau:

– Nguyên tắc 3 không: không ép bé ăn, không gây áp lực cho con trong bữa ăn và không cho con ăn vặt trước khi bắt đầu bữa ăn chính ít nhất 1h.

– Phù hợp với độ tuổi của con: thời điểm ăn phù hợp, lượng ăn phù hợp và độ thô phù hợp là 3 điều mẹ cần ghi nhớ nếu cho con ăn dặm. Thời điểm ăn dặm phù hợp của trẻ là 6 tháng tuổi hoặc ngay khi bé sẵn sàng trong giai đoạn 4 – 5 tháng. Lượng thức ăn phù hợp với mỗi ngày, với mỗi bữa, tránh chế biến quá nhiều để dư thức ăn cho bữa sau hoặc bắt ép con ăn. Độ thô của món ăn cũng hết sức lưu ý, bé mới tập ăn cần chế biến thức ăn có độ mịn, dễ ăn.

Làm gì khi bé không chịu ăn dặm
Làm gì khi bé không chịu ăn dặm

– Đa dạng thực đơn: hãy đa dạng thực đơn của bé qua các bữa ăn để kích thích vị giác, điều này sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, việc đa dạng thực đơn cho bé cũng giúp mẹ dễ dàng biết được các món “khoái khẩu” của con.

– Giờ ăn cố định: hãy lựa chọn cho con 1 khung giờ ăn cố định trong ngày để trẻ quen với giờ ăn. Khi bé lớn, mẹ có thể điều chỉnh số bữa ăn hàng ngày của bé lên 3 bữa ăn chính và 2 bữa phụ, mẹ cũng nên cố định 5 bữa ăn này trong các khung giờ, bé sẽ quen dạ và không có tình trạng chán ăn.

– Trang trí thức ăn đẹp mắt: trẻ nhỏ luôn bị thu hút bởi màu sắc bắt mắt, mẹ hãy nắm bắt sở thích này của bé để trình bày thức ăn nhiều màu sắc, chọn khay ăn có hình ngộ nghĩnh, thìa ăn màu sắc nổi bật.

– Tạo không khí vui vẻ: không khí bữa ăn vui vẻ luôn kích thích bé hưng phấn và ăn ngoan hơn.

>>> Những dụng cụ ăn dặm nào là cần thiết cho bé

3. Những điều nên tránh khi cho con ăn dặm

Một số điều dưới đây mẹ nên tránh không làm khi cho con ăn dặm để không tạo thói quen xấu:

– Cho con đi ăn rong: không ít gia đình áp dụng phương pháp này vì muốn con ăn nhiều hơn tuy nhiên đây lại là thói quen xấu khiến bé luôn cần 1 điều kiện như đi chơi, cho xem điện thoại, … rồi mới ăn.

– Cho con ăn “tạm” trước khi bước vào bữa ăn chính: việc cho con chiếc kẹo, cái bánh, quả cam ăn trước khi vào bữa ăn chính cũng ảnh hưởng đến việc con không chịu ăn cháo ăn dặm. Dạ dày của con nhỏ, chỉ 1 chiếc bánh, cái kẹo cũng làm con cảm giác “no” rồi.

Trên đây là 1 số bí quyết giúp bé ăn ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn và những điều mẹ cần tránh để tạo thói quen xấu trong ăn uống của trẻ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây