Cho con ăn dặm thế nào là đúng cách? Có lẽ đây là câu hỏi lớn mà không ít cha mẹ băn khoăn trong thời gian cho con ăn dặm. Đặc biệt là với những gia đình cho con ăn chỉ được 1 vài thìa đầu tiên là bé đã lắc đầu quầy quậy không chịu ăn. Những trường hợp như vậy phải chăng ba mẹ đang cho con ăn dặm không đúng cách? Cách cho trẻ ăn dặm thế nào mới là hợp lý?
Contents
1. Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách
Có một điều mẹ cần ghi nhớ trong khi cho con ăn dặm:
Thứ tự ăn dặm cho trẻ
– Ăn từ lỏng đến đặc: đối với trẻ mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa thể tiếp nhận thức ăn đặc và thô. Mẹ cần cho con ăn thức ăn có dạng lỏng như cháo rây tỉ lệ 1 : 10. Sau đó tăng dần độ đặc của cháo nhưng lưu ý, vẫn cần nghiền mịn cháo để con ăn dễ hơn.
– Ăn từ ngọt đến mặn: các món ăn của con, thứ tự ăn sẽ bắt đầu từ cháo trắng hoặc bột rau củ đến các loại rau củ nghiền. Khi đã rất quen với những thực phẩm như trên rồi, mẹ hãy cho bé tập làm quen với lòng đỏ trứng gà, thịt, cá, hải sản, …
Lượng thức ăn cho bé ăn dặm
– Ăn bắt đầu từ 1 bữa và tăng dần: hãy bắt đầu cho con ăn từ 1 bữa/ngày sau khoảng 1 tháng thì mẹ tăng lên 2 bữa/ngày. Lưu ý, ăn dặm chỉ là bữa ăn phụ nên mẹ đừng cắt giảm lượng sữa mẹ/sữa công thức trong ngày của con mẹ nhé.
– Lượng thức ăn cho bé trong bữa đầu tiên khoảng 5ml và tăng dần trong 1 vài ngày sau đó. Đối với mỗi giai đoạn, bé sẽ cần 1 lượng thức ăn phù hợp để hấp thu và phát triển.
Lượng ăn/ngày |
5,5 – 6 tháng | 6 – 7 tháng | 7 – 8 tháng | 8 – 10 tháng |
10 – 12 tháng |
Số bữa/ngày |
1 | 1 | 1 | 2 | 3 |
Bột/cháo ăn dặm |
80ml – 120ml | 120ml – 180ml | 240ml | 280ml |
300ml |
Đạm |
25 – 35g | 35 – 40g | 35 – 40g | 70 – 80g |
105 – 120g |
Rau củ |
20g | 20g | 20g | 40g |
60g |
Omega 3 |
0 | 3ml | 3ml | 3ml |
5ml |
Sữa mẹ/sữa công thức |
450 – 720ml | 600 – 700ml | 500 – 600ml | 500 – 600ml |
400 – 500ml |
Dầu ăn dặm | 0 | 1 – 2 thìa cà phê | 1 – 2 thìa cà phê | 2 – 4 thìa cà phê |
3 – 6 thìa cà phê |
Thực đơn cho trẻ ăn dặm
– Luôn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất xơ, trái cây
– Đa dạng, thay đổi thường xuyên để kích thích khẩu vị của con
– Thời gian cho bé tập làm quen với thức ăn mới cách lần thay đổi gần nhất ít nhất 5 ngày
– Chế biến nhiều màu sắc, bắt mắt để kích thích con ăn ngoan hơn
>>> Cập nhật bảng định lượng thức ăn chuẩn nhất cho trẻ ăn dặm
2. Bé mới tập ăn dặm nên cho bé ăn bột gì?
Đối với những mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống, xuất phát từ việc cho con ăn dặm bằng bột ăn dặm thì lựa chọn loại bột là điều quan trọng.
Lựa chọn bột ăn dặm ăn liền
Có thể kể đến các thương hiệu bột ăn dặm đang khá phổ biến tại Việt Nam: bột ăn dặm Hipp, bột ăn dặm Heinz, bột ăn dặm Cerelac, bột ăn dặm Ridielac, …
Khi lựa chọn bột ăn dặm ăn liền cho bé mẹ cần lưu ý về độ tuổi sử dụng của các thương hiệu, với Hipp và Heinz đều có bột cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên còn Cerelac và Ridielac lại tập trung phát triển bột ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Vị bột ăn dặm cũng cần lưu ý, với các con mới tập ăn dặm, mẹ nên chọn các sản phẩm bột ăn dặm rau củ, trái cây cho con. Hầu hết trong bột ăn dặm đều có sữa công thức, nếu bé nhà mẹ bị dị ứng sữa bò, hãy tìm mua các vị bột không có thành phần sữa nhé.
3. Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật
Đối với các mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con thì cách chế biến thức ăn có lẽ là công đoạn quan trọng nhất. Một vài điều mẹ cần ghi nhớ khi chế biến thức ăn dặm kiểu Nhật cho con:
– Con luôn bắt đầu bằng cháo rây 1:10: đây là món ăn đầu tiên cho con và ăn trong khoảng 3 – 5 ngày đâu tiên với lượng ăn mỗi bữa khoảng 5 – 10ml. Sau đó thì mẹ tăng dần số lượng cháo trong mỗi bữa của con lên và tăng dần độ đặc của cháo. Mẹ có thể xem thêm bài viết về cách hướng dẫn nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật.
>>> Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón? Nguyên nhân và cách khắc phục
– Chế biến riêng từng món ăn: mẹ sẽ cần chế biến riêng từng loại thực phẩm cho con và luôn là thực phẩm rửa sạch sau đó mang đi hấp chín và sử dụng dụng cụ nghiền để làm nhuyễn thức ăn của trẻ.
– Nước Dashi “thần thánh”: nhắc đến ăn dặm kiểu Nhật chắc chắn không thể quên nhắc đến nước Dashi. Đây là loại nước được nấu từ rau củ, trái cây thậm chí là từ thịt cá. Tác dụng của nước dashi là làm tăng khẩu vị của con nhất là trong giai đoạn bé chưa được ăn gia vị ăn dặm. Khi chế biến các món rau củ nghiền, mẹ cũng có thể thêm 1 chút nước dashi để làm cho món ăn của bế lỏng hơn và dễ ăn hơn.
Trên đây là kinh nghiệm cho con ăn dặm đúng cách để bé luôn ăn ngon miệng và hoàn thành bữa ăn của mình trong nụ cười. Chúc mẹ và bé sẽ có giai đoạn ăn dặm thật thú vị.