Mách ba mẹ thời điểm phù hợp nên cho bé ăn dặm

0
729

Nhắc đến ăn dặm thì không chỉ cho con ăn gì đầu tiên và cách cho con ăn dặm như thế nào mới là quan trọng. Thời điểm cho con ăn dặm có ý nghĩa quyết định trong việc con có tiếp nhận thức ăn hay không? Con đã thực sự sẵn sàng để ăn dặm hay chưa? Vậy khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý?

1. Khi nào cho bé ăn dặm?

Theo tổ chức WHO và các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé đủ 6 tháng tuổi là thời điểm cho con ăn dặm phù hợp nhất. Lúc này hệ tiêu hóa của con đã hoàn thiện hơn và sẵn sàng cho việc tiếp nhận thức ăn có dạng đặc hơn so với sữa mẹ.

Khi nào cho bé ăn dặm
Khi nào cho bé ăn dặm

Tuy vậy không phải bé nào cũng ăn dặm vào thời điểm 6 tháng tuổi. Có 1 số bé khi đến giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi dường như lượng sữa mẹ và sữa công thức bé ăn hàng ngày không đủ cung cấp dinh dưỡng cho các hoạt động của con. Tần suất bé ty sữa thường xuyên, ban đêm quấy khóc khó ngủ và bé ăn nhanh, ăn nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang không được đáp ứng đủ về nhu cầu thức ăn. Vậy nên vẫn có những ba mẹ cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi, chỉ cần con mong muốn ăn dặm và có các biểu hiện như dưới đây:

– Bé bắt đầu ngồi vững được mà không cần sự giúp đỡ từ người lớn

– Bé dõi mắt theo đồ ăn hoặc nhìn theo ba mẹ đang ăn trong bữa cơm

– Khi đưa thức ăn lại gần miệng bé, bé đã biết đẩy hàm dưới để đón nhận thức ăn

2. Khi nào cho bé ăn dặm 2 bữa?

Theo nguyên tắc trong ăn dặm, giai đoạn đầu tiên ăn dặm chỉ là bữa phụ, bé vẫn cần dinh dưỡng chính đến từ sữa mẹ và sữa công thức. Bé sẽ chỉ ăn 1 bữa ăn dặm trong suốt khoảng 1 – 2 tháng đầu tiên. Lượng ăn dặm mỗi bữa bắt đầu từ 5ml và tăng dần khi bé có nhu cầu.

>>> Bé ăn dặm đi ngoài nhiều lần, ba mẹ cần làm gì?

Phần lớn bé chuyển sang giai đoạn 7 tháng tuổi mẹ nên bắt đầu tăng lượng ăn dặm của con lên 2 bữa 1 ngày vào 2 thời điểm cố định 10h – 11h và trước 7h tối. Điều này giúp hình thành thói quen của con và cung cấp thêm lượng thức ăn, đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất của trẻ.

Đến giai đoạn con đủ 9 tháng tuổi, mẹ có thể tăng số lượng bữa ăn trong ngày lên 3 bữa/ngày và lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng cần đảm bảo để bé không bị đói. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về bảng định lượng thức ăn của trẻ để nắm rõ hơn nhu cầu của con theo từng giai đoạn.

3. Khi nào cho bé ăn thêm dầu ăn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với con trong giai đoạn ăn dặm dưới 1 tuổi, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn các loại gia vị ăn dặm. Theo nghiên cứu, cơ thể trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần đến khoảng 1g muối, hàm lượng này đã có đủ trong rau củ nên nếu bổ sung thêm bằng gia vị ăn dặm có thể gây áp lực với hệ bài tiết, đặc biệt là thận của bé.

Khi nào cho bé ăn dầu ăn dặm
Khi nào cho bé ăn dầu ăn dặm

Tuy nhiên đến giai đoạn con đủ 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu nêm dầu ăn dặm cho con. Lưu ý nên sử dụng dầu ăn dặm cho bé, tránh dùng dầu ăn thông thường chung với gia đình.

Bảng định lượng dầu ăn dặm cho con theo độ tuổi

Lượng ăn/ngày 6 – 7 tháng 8 – 9 tháng 10 – 12 tháng 1 – 2 tuổi
Dầu ăn dặm 1 – 2 thìa cà phê 5 – 6 thìa cà phê 7 – 8 thìa cà phê 20 – 30g

Một số lưu ý khi nêm dầu ăn dặm cho trẻ

– Dùng vừa đủ: 5 – 10ml dầu ăn cho 1 chén cháo là lượng dầu ăn phù hợp. Mẹ đừng nêm quá nhiều cũng đừng nêm quá ít không đủ gây vị giác cho con.

– Không nên cho bé ăn dầu ăn dặm quá 4 ngày/tuần.

– Dầu ăn nhiều loại dễ bị biến đổi khi gặp nhiệt độ cao vì vậy khi chọn mua cần đọc kỹ thông tin sản phẩm có thể dùng cho chiên, xào.

– Nêm dầu ăn vào cháo ăn dặm hoặc bột ăn dặm khi đã tắt bếp.

Những loại dầu ăn phù hợp với trẻ ăn dặm

Dầu oliu

Nếu mua tại cửa hàng hay siêu thị các loại dầu oliu đóng chai, mẹ sẽ thấy có 2 sản phẩm dầu oliu nguyên chất và dầu oliu siêu nguyên chất cho bé. Mẹ nên chọn mua dầu oliu siêu nguyên chất, đây là lớp dầu được tách chiết lấy lớp dầu đầu tiên bằng phương pháp thủ công và không bị pha chế. Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hàm lượng axit linoleic cao trong dầu oliu giúp tăng cường khả năng phát triển trí não của trẻ cùng hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch.

>>> Các món ăn từ bơ bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Dầu hạt óc chó

Hàm lượng Omega 3 cao có trong dầu óc chó có vai trò kích thích sự phát triển thể chất và trí tuệ, tăng cường khả năng tập trung, tốt cho thị lực.

Dầu hạt cải giúp bé thông minh

Nếu mẹ muốn dùng dầu ăn dặm chế biến các món chiên, xào cho bé thì dầu hạt cải là lựa chọn phù hợp. Khả năng chịu nhiệt cao, ít bị biến chất. Hàm lượng omega – 3; 6; 9 rất cao trong dầu hạt cải giúp tăng cường sự phát triển trí não của con.

Trên đây là tổng hợp những thời điểm quan trọng trong ăn dặm của trẻ. Mẹ đừng nhầm lẫn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây