Mẹ đã từng nghe đến bảng định lượng thức ăn cho bé trong giai đoạn ăn dặm chưa? Hiểu đơn giản là lượng thức ăn của bé trong 1 ngày theo từng giai đoạn mẹ nhé! Cơ mà tùy theo từng phương pháp ăn dặm mà lượng thức ăn này khác nhau. Cùng xem bảng định lượng thức ăn cực chuẩn cho bé theo từng giai đoạn dưới đây nhé!
Contents
1. Bé cần bao lâu để tiêu hóa thức ăn?
Trước khi đưa ra định lượng thức ăn cho trẻ, mẹ nên nắm rõ thời gian hệ tiêu hóa của bé cần để tiêu hóa cá loại thức ăn nhé!
Loại thức ăn | Thời gian tiêu hóa |
Sữa mẹ | Từ 1 – 2 giờ |
Sữa công thức | Từ 2 – 3 giờ |
Thức ăn nhẹ | Từ 3 – 4 giờ |
Thức ăn thông thường | Từ 4 – 5 giờ |
Thức ăn có dầu mỡ | Từ 5 – 6 giờ |
Dựa vào thời gian cần để tiêu hóa thức ăn ở trẻ, mẹ hãy sắp xếp thời gian ăn và lượng ăn phù hợp để bé không bị quá no hay quá đói và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Bảng định lượng thức ăn cho trẻ ăn dặm mới nhất
Định lượng thức ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống
Lượng ăn 1 ngày | 6 – 7 tháng | 8 – 9 tháng | 10 – 12 tháng | 1 – 2 tuổi |
Sữa mẹ/sữa công thức | 600 – 700ml | 500 – 600ml | 500 – 600ml | 400 – 500ml |
Tinh bột | 20g | 40 – 60g | 60 – 80g | 100 – 200g |
Protein động vật | 20 – 30g | 40 – 50g | 60 – 80g | 100 – 200g |
Rau củ quả | 20g | 40g | 60g | 50 – 80g |
Dầu ăn dặm | 3 – 5ml | 5 – 6 thìa cà phê | 7 – 8 thìa cà phê | 20 – 30ml |
Trái cây | 100 – 150g |
Định lượng thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Lượng ăn 1 ngày | 5 – 6 tháng | 7 – 8 tháng | 9 – 11 tháng | 12 – 18 tháng |
Số bữa ăn/ngày | 1 bữa | 2 bữa | 3 bữa | 3 bữa |
Sữa mẹ/sữa công thức | 540ml – 720ml | Tùy theo nhu cầu | 500ml – 600ml | Tùy theo nhu cầu |
Cháo rây | 5g – 30g | 40g – 70g | 40g – 70g | 80g – 90g |
Rau củ | 5g – 20g | 25g | 25g – 30g | 40g – 50g |
Đạm | 5g – 10g | 10g – 15g | 15g – 20g | 15g – 50g |
Định lượng thức ăn theo phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW
Khác với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW thực đơn và lượng ăn sẽ do con tự quyết định. Ăn dặm chỉ huy bé sẽ trải qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn tập kỹ năng: đây là giai đoạn mẹ cần cho bé học cách cầm nắm các loại thức ăn như bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, trái cây … Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của con trong giai đoạn tập kỹ năng này.
>>> Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón? Nguyên nhân và cách khắc phục
– Giai đoạn phát triển kỹ năng: giai đoạn này sẽ kéo dài từ khi bé khoảng 9 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Từ 9 – 12 tháng, bé có thể ăn đa dạng thực phẩm. Từ 12 – 24 tháng, bé có thể ăn các loại thức ăn được chế biến hỗn hợp để cảm nhận vị.
– Giai đoạn hoàn thiện kỹ năng: Đây là giai đoạn bé khoảng 15 tháng tuổi, vừa phát triển vừa hoàn thiện kỹ năng. Thời gian này bé lấy dinh dưỡng chủ yếu là qua thức ăn được nạp vào cơ thể hàng ngày. Mẹ cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Rau củ vẫn luôn là món chính chiếm đến 50% lượng thức ăn trong bữa của con.
3. Gợi ý 1 số thực đơn cho bé theo phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW
Thực đơn số 1: Bánh mỳ, thịt bò, dưa leo, táo
– Bánh mỳ mềm, nguyên vỏ: 2- 3 lát
– Thịt bò hấp mềm: 5 – 6 lát
– Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ cắt thành khúc khoảng 5 – 6cm: 2 – 3 thanh
– Táo: 1 miếng
Thực đơn số 2: Khoai tây, thịt heo, đậu cô ve, quả bơ
– Khoai tây cắt thành thanh dài (như chiên), hấp chín: 15 thanh
– Thịt nạc heo luộc chín mềm: 5 – 6 lát
– Đậu cô ve hấp chín: 6 que
– Bơ nghiền: 50ml
Thực đơn ăn dặm số 3: Bánh gạo/bánh ngũ cốc, hàu, bắp bao tử, nho
– Bánh gạo ăn dặm/bánh ngũ cốc ăn dặm: 3 chiếc
– Hàu lớn lấy thịt đem đi hấp: 4 con
– Bắp bao tử luộc: 4 bắp
– Nho không hạt, cắt đôi: 5 trái
Thực đơn ăn dặm số 4: Cơm, tôm, bông cải xanh, chuối
– Cơm dẻo nén thành từng viên nhỏ: 3 – 4 viên
– Tôm luộc hoặc hấp nguyên con rồi lột vỏ: 5 con
– Bông cải xanh hấp chín: 10 bông
– Chuối: ½ – 1 trái
Thực đơn ăn dặm số 5: Xôi gấc, thịt gà, măng tây, sữa chua khô
– Xôi gấc nắm lại thành các nắm nhỏ: 5 – 6 nắm
– Thịt gà luộc lấy phần ức xé sợi
– Măng tây luộc chín
– Sữa chua sấy khô
>>> Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ba mẹ nên tham khảo
Thực đơn ăn dặm số 6: Cơm, cá lóc phi lê, ngọn su su luộc, đu đủ
– Cơm dẻo nén lại thành các viên nhỏ
– Cá lóc phi lê, cắt thành từng miếng vuông nhỏ, chiên dầu
– Ngọn su su luộc chín: để sợi dài
– Đu đủ chín: 1 miếng ngắn 5cm
Thực đơn ăn dặm số 7: Mì sợi, cá viên, bí đỏ, lê
– Mì sợi luộc mềm
– Cá lọc thịt nạc, làm chả viên hoặc thanh dài
– Bí đỏ hấp chín
– Lê: 1 miếng
Trên đây là định lượng thức ăn cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm theo phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật. Tuy vậy cũng tùy vào sức ăn của từng bé để mẹ điều chỉnh cho phù hợp, ba mẹ nên lưu ý nhé.