Rau củ là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày cho bé. Tuy nhiên, trong số rất nhiều các loại rau củ, mẹ nên chọn thực đơn rau củ cho bé ăn dặm như thế nào đúng cách? Cách chế biến ra sao để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé? Sau đây là một vài gợi ý để mẹ tham khảo.
Contents
Tại sao cần bổ sung thực đơn rau củ cho bé ăn dặm?
Trong rau củ chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển. Đặc biệt, trong giai đoạn ăn dặm việc bổ sung rau củ vào thực đơn ăn dặm cho bé giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
Chất xơ là chất mà không thể thiếu đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Chất xơ giúp hệ thống vi sinh có lợi phát triển trong đường ruột. Từ đó hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả tránh bị táo bón và còn dẫn đến rất nhiều hệ quả về sau như bé biếng ăn, chậm phát triển,…
Đặc biệt hơn nữa trong rau củ có chứa hàm lượng dưỡng chất canxi, sắt, kẽm và các loại vitamin rất quan trọng cho sự phát triển cơ quan trong cơ thể. Do vậy, thực đơn ăn dặm không những làm bữa ăn cho bé trở nên phong phú hấp dẫn mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Thực đơn ăn dặm từ rau củ quả cho bé giàu chất dinh dưỡng
Các loại đậu đũa, đậu hà lan, đậu cove
Mẹ có thể dùng các loại đậu tươi hoặc đông lạnh nhưng khuyên mẹ nên dùng đậu tươi giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Bước 1: Cắt bỏ 2 đầu đem rửa sạch. Nếu là đậu đông lạnh mẹ nên rã đông và làm theo hướng dẫn in trên bao bì
Bước 2: Luộc đậu cho tới khi chín mềm. Nếu là đậu hà lan mẹ nên tách hạt ra trước khi cho vào luộc.
Bước 3: Đậu đã chín đem đi xay nhuyễn. Dùng nước đã luộc dùng để pha loãng hỗn hợp để bé ăn dễ hơn.
Bí đỏ (còn gọi bí ngô)
Bí đỏ có chứa beta-caroten, các vitamin C, K, B9, B3 , canxi, sắt, magie,… rất tốt cho sự phát triển thị giác của bé
Bước 1: Cắt quả bí ra làm đôi vét sạch hạt bên trong. Sau đó rửa sạch
Bước 2: Cho nước vào nồi, cho bí vào úp mặt miếng bí xuống đáy nồi.
Bước 3: Bỏ vào lò nướng, nướng khoảng 40 độ trong khoảng 50 phút cho đến khi vỏ bên ngoài nhăn lại. Lúc đó bí đã chín mềm rồi lấy thìa múc thịt bí ra khỏi vỏ.
Bước 4: Cho phần bí đã chín vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho một chút nước sôi hòa vào để hỗn hợp bí đỏ mịn và loãng hơn.
Nếu nhà mình không có lò nướng mẹ có thể cắt bí đỏ thành từng miếng. Sau đó hấp hoặc có thể luộc chín.
Củ cà rốt
Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành từng khoanh.
Bước 2: Cho cà rốt vào hấp hoặc luộc cho đến khi chín mềm.
Bước 3: Sau khi đã hấp hoặc luộc chín vớt ra. Cho vào một chút nước sôi và xay nhuyễn để có hỗn hợp loãng bé dễ ăn.
Lưu ý: Với phần nước đã hấp hoặc luộc mẹ không nên dùng để pha loãng hỗn hợp cà rốt cho bé dưới 8 tháng ăn để tránh nitrat ngấm vào món ăn không tốt cho bé.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp mẹ có thêm lựa chọn thực đơn rau củ ăn dặm cho bé. Chúc mẹ thành công!
Bài viết liên quan:
>>> Top các món ăn dặm truyền thống bổ dưỡng cho bé 6-7 tháng tuổi
>>>Gợi ý 5 món ăn dặm từ súp lơ xanh đậm chất dinh dưỡng cho bé yêu