Trong giai đoạn ăn dặm, bé cần ăn theo trình tự từ các loại bột ngọt đến mặn để đảm bảo dưỡng chất. Tuy nhiên, khi nào cho bé ăn bột mặn là thích hợp nhất? Dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin bổ ích xung quanh vấn đề này. Bên cạnh đó, sẽ gợi ý các cách nấu bột mặn bổ dưỡng cho bé mẹ nhé!
Contents
Khi nào cho bé ăn bột mặn là hợp lý?
Từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn dặm để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển cân đối và khỏe mạnh. Thời gian đầu, mẹ nên cho trẻ ăn các loại bột ngọt từ thực phẩm như rau, củ, quả và các loại hạt. Tuy nhiên, khi trẻ đã làm quen với cách ăn dặm. Thì mẹ cần bổ sung các loại bột ăn dặm mặn cho bé để giúp các bữa ăn đa dạng hơn.
Vậy thì, sau khoảng từ 3 – 5 tuần ăn bột ngọt, mẹ nên cho bé ăn bột mặn để cung cấp dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên, mẹ cần nắm được một số lưu ý dưới đây:
- Thời gian đầu khi cho bé ăn bột mặn, mẹ nên áp dụng xen kẽ giữa bột ngọt và mặn để trẻ có thể làm quen dần với thực đơn mới.
- Nên sử dụng các loại gia vị ăn dặm chuyên dụng cho trẻ, giúp trẻ hấp thụ tốt.
- Không nên sử dụng các loại gia vị thông thường như mắm, hạt nêm, mì chính sẽ khiến trẻ khó có thể hấp thụ.
- Nên cho trẻ ăn thực đơn bột mặn đa dạng, khi đó mẹ cần để ý và nhận biết được những loại thực phẩm mà trẻ bị dị ứng.
- Quan sát phản ứng của trẻ khi ăn bột mặn, nếu trẻ không chịu ăn mẹ có thể tạm dừng và tập ăn trong những lần sau. Mẹ không nên quát mắng trẻ, sẽ khiến bé hoảng sợ với những bữa ăn.
Các cách nấu bột mặn thơm, ngon, bổ dưỡng cho bé
Bột thịt lợn hạt sen
Thịt lợn, hạt sen đều là hai nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn của người Việt, chúng còn là những thực phẩm bổ ích khi chế biến bột mặn dành cho trẻ. Thịt lợn có hàm lượng Vitamin B, photpho, kali,… dồi dào kết hợp với Calo, Gluxit, Canxi trong hạt sen giúp món bột mặn tổng hòa được phần lớn dưỡng chất cần thiết trong một ngày.
Nguyên liệu:
- 30g bột gạo/bột ăn dặm
- 25g hạt sen tách tâm
- 25g thịt thăn lợn
- ½ thìa gia vị ăn dặm hoặc dầu ăn chuyên dụng cho bé
Cách chế biến:
- Chọn phần thịt thăn mềm, rửa sạch và xay vừa.
- Rửa sạch hạt sen và ngâm trong vòng 5 tiếng để hạt sen nhanh mềm.
- Hấp chín thịt và hạt sen vừa chuẩn bị.
- Xay nhỏ thịt và hạt sen đã hấp chín.
- Nấu phần bột gạo hoặc bột ăn dặm với lửa nhỏ, khuấy đều tay.
- Khi bột chín cho thịt và hạt sen đã xay nhỏ và tiếp tục khuấy trong vòng 3p.
- Cho gia vị ăn dặm để món mặn bột được hoàn thiện.
Bột thịt bò rau cải
Trong thịt bò có chứa hàm lượng lớn Protein và Sắt rất cần thiết cho trẻ tạo nên một nguồn năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, rau cải là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động dễ dàng, tránh bị táo bón chức năng ở trẻ.
Nguyên liệu:
- 30g bột gạo/bột ăn dặm
- 25g rau cải
- 25g thịt bò
- ½ thìa gia vị ăn dặm hoặc dầu ăn chuyên dụng cho bé
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt bò và rau cải
- Thái nhỏ thịt bò và rau cải sau đó đi hấp để làm chín mà vẫn giữ nguyên dinh dưỡng.
- Xay nhỏ thịt bò, rau cải đã hấp.
- Nấu bột trắng đến khi chín tiếp tục cho thịt bò và rau cải vào khuấy đều.
- Cho gia vị ăn dặm hoặc dầu ăn để bột mặn kích thích vị giác.
Bột thịt gà bí đỏ
Thịt gà chứa nhiều vitamin B, photpho, niacin,… giúp cho cơ thể bé hấp thụ được lượng chất béo tốt hơn. Đồng thời, lượng canxi và nhóm vitamin dồi dào trong bí đỏ khiến cho sự kết hợp này vô cùng hoàn hảo.
Nguyên liệu:
- 30g bột gạo/bột ăn dặm
- 25g bí đỏ
- 25g thịt gà
- ½ thìa gia vị ăn dặm hoặc dầu ăn chuyên dụng cho bé
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt gà và bí đỏ.
- Thực hiện hấp thịt gà, bí đỏ trong khoảng 10p.
- Xay nhuyễn thịt gà, bí đỏ tùy theo cách ăn của trẻ.
- Cho thịt gà và bí đỏ nấu cùng với bột đã nấu chín.
- Tắt bếp và cho gia vị ăn dặm để bé thưởng thức.
Bột tôm súp lơ xanh
Trong giai đoạn ăn bột mặn, mẹ nên cho bé làm quen với tôm bởi chúng sẽ cung cấp lượng lớn hàm lượng DHA, vitamin A giúp thúc đẩy phát triển não bộ và đánh thức các giác quan ở trẻ. Ngoài ra, súp lơ xanh mang đến lượng lớn vitamin thiết yếu giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- 30g bột gạo/bột ăn dặm
- 25g tôm
- 25g súp lơ xanh
- ½ thìa gia vị ăn dặm hoặc dầu ăn chuyên dụng cho bé
Cách chế biến:
- Rửa sạch và sơ chế tôm, súp lơ, sau đó hấp cách thủy đến khi chín.
- Bóc vỏ tôm, bỏ những phần cứng và chỉ lấy phần thịt mềm cho bé.
- Xay nhuyễn phần thịt tôm và súp lơ.
- Khuấy đều hỗn hợp tôm, súp lơ, bột gạo đến khi chín.
- Cho thêm gia vị ăn dặm để bột mặn thêm đậm đà.
Qua đây, mẹ đã biết được khi nào cho bé ăn bột mặn để đạt được hiệu quả sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu mua các dụng cụ ăn dặm, gia vị ăn dặm, bột ăn dặm,… mẹ có thể tham khảo Kids Plaza. Địa chỉ uy tín với các sản phẩm bổ trợ cho quá trình ăn dặm chất lượng với giá thành vô cùng ưu đãi.
Xem thêm:
>>>Nên bổ sung gia vị ăn dặm cho bé khi nào? Top 5 gia vị ăn dặm kiểu Nhật đang hot?
>>>Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW cho bé 7 tháng tuổi