Sổ tay ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vừa đủ chất, vừa khoa học

0
1442

6 tháng đầu đời là giai đoạn bé bú mẹ hoàn toàn. Sau giai đoạn này, bé cần lượng dinh dưỡng lớn hơn, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển thể trạng. Vậy nên theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng là thời điểm lý tưởng để con ăn dặm. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ lên kế hoạch cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào vừa đủ chất lại rất khoa học.

1. Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

Không phải nói bé 6 tháng ăn dặm là bước sang ngày đầu tiên của tháng thứ 6, mẹ sẽ cho con tập ăn dặm ngay. Theo nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm, để biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa, mẹ có thể quan sát 1 số dấu hiệu sau:

– Bé có thể ngồi được: đến giai đoạn 6 tháng tuổi, hầu hết các bé đều khá “cứng” và có thể ngồi được với sự hỗ trợ của người lớn. Điều này quan trọng trong khi ăn, việc bé ngồi thẳng giúp thức ăn dễ đi theo đường tiêu hóa và tránh cảm giác nôn trớ so với bé nằm ăn. Nếu thấy bé nhà mẹ đã bắt đầu tập ngồi thì mẹ hãy lưu ý, có thể bé đã sắp bước vào ăn dặm rồi đó.

– Bé thích thú với thức ăn: trong bữa cơm gia đình, nếu bé không thể rời mắt khi bố mẹ đang nhai và đưa thìa lại gần, bé có biểu hiện đưa môi dưới ra, sẵn sàng đón nhận thức ăn. Đây là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy bé đã thực sự sẵn sàng ăn dặm

2. Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Tại thời điểm này, bé mới tập làm quen với thức ăn nên mẹ cần lưu ý những điều sau để giai đoạn ăn dặm khởi đầu được thuận lợi.

– Bắt đầu ăn dặm nên ăn gì: có thể là bột ăn dặm từ gạo hoặc tinh bột từ khoai nghiền hay bất kỳ thực phẩm gì mềm, mịn và dễ tiêu hóa.

– Lượng ăn: hãy cho bé làm quen với 1 bữa/ngày và vẫn ty mẹ bình thường

– Độ thô của thức ăn: hãy xay nhuyễn tất cả mọi thứ mẹ muốn cho bé ăn, bề mặt thức ăn càng nhuyễn, bé càng dễ ăn và hệ tiêu hóa cũng dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn

– Thành phần dinh dưỡng: trong bữa ăn của bé, mẹ hãy luôn đảm bảo sự có mặt của các nhóm thực phẩm: ngũ cốc, rau củ quả và protein nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng. Đối với những gia đình cho bé ăn chay từ nhỏ, có thể thay thế bằng protein thực vật: các loại đậu, súp lơ, …

3. Các giai đoạn phát triển của bé trong hành trình ăn dặm

Theo nghiên cứu từ viện dinh dưỡng, hành trình ăn dặm của bé sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản, điều này sẽ giúp bé hình thành khung vị giác và phản xạ ăn uống.

  • Giai đoạn 1 (tương đương với 4 tuần đầu tiên): là giai đoạn giúp con tập làm quen với thức ăn có dạng đặc hơn sữa mẹ, bé sẽ hình thành khung vị giác bao gồm: các vị không cần nỗ lực (ngọt/mặn), vị cần nỗ lực (chua/đắng) và vị phát triển tự nhiên (vị umami)

 Đọc thêm: Vị Umami là vị gì?

  • Giai đoạn 2 (tương đương từ tuần thứ 5 – tuần 8): đây là giai đoạn giúp bé làm quen với vị đắng của thực phẩm, phát triển vị umami và đa dạng nguồn đạm.
  • Giai đoạn 3 (tương đương tuần thứ 9 – tuần 12): trải qua 2 giai đoạn trước, đến giai đoạn này, bé hoàn toàn có thể tiếp nhận hầu hết các vị thức ăn và đa dạng nguồn dinh dưỡng đến từ nhiều thực phẩm khác nhau

Trong sổ tay ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, 3 giai đoạn phát triển vị giác được xem là quan trọng, có lợi ích rất lớn. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ bám sát từng giai đoạn sẽ giúp ích to lớn về sau này:

– Hình thành khung vị giác cơ bản từ sớm giúp con dễ dàng chấp nhận nhiều loại mùi vị và đa dạng hóa thực phẩm, nói không với “kén ăn”

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp bé tăng trưởng và phát triển đầy đủ về chiều cao, cân nặng

– Sớm phát hiện các loại thực phẩm khiến bé dị ứng

4. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo từng tuần tuổi

Dựa trên 3 giai đoạn phát triển vị giác của bé, mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tuần tuổi dưới đây

Giai đoạn 1: Nhận thức của vị giác

Tuần 1: Nhận biết phản ứng của bé với thức ăn, nhu cầu ăn và thời điểm bé muốn ăn trong ngày

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-1
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 1

Tuần 2: làm quen với vị đắng, giới thiệu nguồn đạm và chất sắt. Tuần này mẹ có thể tăng thực phẩm cho bé bằng rau xanh, thịt heo.

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-2
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuần 2

Tuần 3: bé tập làm quen với vị đắng và vị ngọt từ rau củ. Mẹ có thể thêm vào bữa ăn của bé rau củ hoặc trái cây nghiền

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-3
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 3

Tuần 4: Bé làm quen với vị umami tự nhiên

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-4
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 4

Giai đoạn 2: Đa dạng nguồn đạm, hạn chế dị ứng thực phẩm

Tuần 5: Kết hợp vị ngọt, đắng trong thực phẩm

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-5
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 5

Tuần 6: Giới thiệu nguồn đạm + sắt

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-6
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 6

Tuần 7: đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá. Bé nhận biết vị umami trong thực phẩm tổng hợp

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-7
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 7

Tuần 8: Đa dạng nguồn đạm từ tôm và thịt bò. Bé nhận biết vị đắng trong thức ăn

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-8
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi tuần 8

Giai đoạn 3 (tuần 9 – tuần 12): kết hợp đa dạng thực phẩm và nguồn dinh dưỡng. Rèn luyện kỹ năng ăn uống

so-tay-an-dam-cua-be-6-thang-tuan-9-2
Sổ tay ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

Đến giai đoạn 3, tùy vào sức ăn của bé, mẹ có thể điều chỉnh tăng/giảm lượng ăn trong mỗi bữa để phù hợp hơn với bé. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung sữa chua, phomai ăn dặm để cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây