Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, ngoài thời điểm ăn dặm, phương pháp ăn dặm thì bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cũng là điều mẹ cần quan tâm. Cho con ăn dặm khi nào và ăn dặm bao nhiêu là hợp lý?
Contents
1. Thời điểm cho bé ăn dặm
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thời điểm cho bé ăn dặm hợp lý nhất là khi bé đủ 6 tháng tuổi. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện và sẵn sàng tiếp nhận các loại thức ăn có độ đặc hơn sữa.
Tuy vậy vẫn có 1 số bé có biểu hiện ăn dặm trước giai đoạn 6 tháng tuổi. Mẹ có thể quan sát các dấu hiệu sau ở trẻ:
– Bé nhanh đói hơn: nếu bé có dấu hiệu đòi ăn đêm và khó ngủ bất thường, ban ngày bé ty mẹ nhiều lần hơn thì rất có thể đây là tín hiệu cho thấy con cần nhiều dinh dưỡng hơn sữa mẹ.
– Bé dõi theo thức ăn: nếu trong bữa cơm, bé thường xuyên nhìn ba mẹ nhai. Đây cũng được xem là dấu hiệu muốn ăn dặm của trẻ.
– Bé biết mở miệng đón nhận thức ăn: hãy thử đưa đến gần miệng bé thìa thức ăn, nếu bé các hoạt động đẩy lưỡi và hàm dưới để đón thức ăn thì đây cũng được xem là dấu hiệu con muốn ăn dặm.
– Bỏ mọi thứ vào miệng: nếu bé của mẹ thường xuyên cầm nắm mọi thứ xung quanh rồi cho vào miệng, ngoài thói quen của con thì có thể con cũng đang báo hiệu muốn ăn dặm rồi đấy.
2. Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Nguyên tắc chia bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Việc chia thời gian cho trẻ ăn dặm dựa vào lượng thức ăn đưa vào cơ thể trẻ và thời gian trẻ cần để tiêu hóa hết lượng thức ăn đã đưa vào. Dưới đây là bảng lượng thức ăn của trẻ.
Loại thức ăn | Thời gian tiêu hóa |
Sữa mẹ | 1 – 2 giờ |
Sữa công thức | 2 – 3 giờ |
Đồ ăn vặt | 3 – 4 giờ |
Thức ăn thông thường | 4 – 5 giờ |
Thức ăn có dầu mỡ | 5 – 6 giờ |
>>> Kinh nghiệm trẻ mấy tháng nên ăn bột mặn
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp ăn dặm truyền thống
Thời gian | Thức ăn |
06:00 | Bú sữa |
09:00 | Bột ăn dặm |
11:00 | Trái cây |
12:00 | Bú sữa |
14:00 | Cho bé ăn bột |
16:00 | Uống nước trái cây |
18:00 | Bú sữa |
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Thời gian | Thức ăn |
08:00 | Ngủ dậy và bú sữa |
11:00 | Bú sữa và ăn dặm |
12:00 – 13:00 | Ngủ trưa |
14:00 | Bú sữa |
15:00 – 16:00 | Ngủ trưa |
18:00 | Bú sữa và ăn dặm |
20:00 | Bú sữa trước khi đi ngủ (tùy theo nhu cầu) |
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW
Thời gian | Thức ăn |
07:30 | Dậy và bú sữa |
08:00 – 11:30 | Ngủ |
11:30 | Ăn dặm BLW |
13:30 – 16:00 | Ngủ |
16:00 | Bú sữa |
18:30 – 19:00 | Ăn dặm BLW |
20:00 | Bú sữa trước khi đi ngủ (tùy theo nhu cầu) |
3. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo độ tuổi
Ngoài xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ cũng có thể xây dựng biểu đồ ăn dặm cho bé theo độ tuổi phù hợp.
6 tháng tuổi | 7 – 8 tháng tuổi | 9 – 10 tháng tuổi | |
Buổi sáng | Bú sữa | Bú sữa | Bú sữa |
Giữa buổi | Bú sữa | Cháo loãng/trái cây nghiền | Cháo/bột ăn dặm |
Buổi trưa | Bột/cháo loãng/rau củ nghiền | Trái cây/sữa chua | Cơm nát |
Giữa buổi chiều | Bú sữa | Bú sữa | Ăn nhẹ trái cây |
Buổi tối | Bú sữa | Ăn dặm | Cơm nát/cháo đặc |
Trước khi đi ngủ | Bú sữa | Bú sữa | Bú sữa |
>>> Cập nhật bảng giá bột ăn dặm cho bé mới nhất
Lượng cháo/bột ăn dặm bé có thể ăn mỗi bữa theo từng độ tuổi cũng sẽ khác nhau:
– Bé từ 6 – 7 tháng: Bột hoặc cháo loãng 100 – 200ml
– Bé từ 8 – 9 tháng: 2 bữa bột đặc 200ml/bữa
– Bé từ 10 – 12 tháng: Ăn 3 bữa bột đặc 200 – 250ml/bữa
– Bé từ 12 – 24 tháng: Ăn 3 bữa cháo 200 – 250ml/bữa
– Trên 24 tháng tuổi: tập cho bé ăn cơm cùng gia đình
Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng phương pháp hoặc theo từng độ tuổi, mẹ hãy ghi chú lại ngay để khỏi quên bữa của bé nhé!