Cũng giống như mẹ bầu, đối với trẻ em tình trạng táo bón là điều khiến con chán ăn, quấy khóc, không chịu chơi. Đặc biệt là trong giai đoạn con đang ăn dặm tình trạng táo bón xuất hiện nhiều hơn. Vậy trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu cho thấy con bị táo bón và cách khắc phục ra sao?
Contents
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm
Một số nguyên nhân dưới đây có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ:
Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm
Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở nhiều đứa trẻ. Theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em nên được ăn dặm vào giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, thời điểm này hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của con đã có thể tiêu hóa tốt hơn các loại thực phẩm đặc hơn sữa mẹ. Tuy vậy vẫn có những bé “đòi” ăn dặm từ giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con lúc này chưa kịp thích ứng để tiêu hóa lượng thức ăn quá lớn hoặc thức ăn chưa phù hợp với độ tuổi, táo bón sẽ xảy ra.
Do bé ít bú sữa mẹ
Nhiều mẹ cho rằng khi bé ăn dặm, lượng sữa hàng ngày sẽ giảm đi, điều này là không đúng, cho đến khi bé tròn 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho con. Trong sữa mẹ có hàm lượng enzym lớn để tiêu hóa thức ăn, thiếu hụt lượng enzym này, bé sẽ có thể gặp rắc rối khi tiêu hóa thức ăn.
Do mẹ pha sữa đặc hơn
Sau giai đoạn 6 tháng, trên thị trường có sản phẩm bột pha sữa giúp hỗ trợ mẹ pha sữa có độ sệt nhất định. Nhiều bé tỏ ra “háu đói” hơn khi càng lớn, lượng sữa nước trong sữa mẹ hay sữa công thức cung cấp đều không làm bé đủ no, nhanh đói, đêm khó ngủ, ọc ạch. Điều này cũng là 1 nguyên nhân khiến con gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa.
Tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa bò
Khi bé bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy xuất hiện nhiều hơn các chế phẩm từ sữa cho bé trong giai đoạn ăn dặm như phomai, váng sữa, sữa chua, … Việc nạp quá nhiều sản phẩm từ sữa bò sẽ làm tăng hàm lượng đạm, gây áp lực lên hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.
>>> Tìm hiểu cách chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thơm ngon, giàu dinh dưỡng
2. Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón
Trong thời gian con tập ăn dặm hay thử các món ăn mới, mẹ hãy quan sát các dấu hiệu sau của bé để biết bé có triệu chứng của táo bón hay không nhé!
Bé đi ngoài thưa hơn
Đối với trẻ khi còn bú mẹ thường đi vệ sinh 2 – 3 lần/ngày. Khi bé lớn hơn và vào giai đoạn ăn dặm thì số lần đi vệ sinh của bé trong ngày chỉ khoảng 1 – 2 lần tương đương người lớn. Nếu mẹ thấy bé đột ngột giảm số lần đi đại tiện trong ngày thì phải xem xét ngay, rất có thể bé của mẹ đã bị táo bón rồi đó.
Trạng thái phân thay đổi đột ngột
Khi con bú sữa mẹ hay sữa công thức và chỉ mới làm quen với ăn dặm thông thường phân sẽ mềm, mùi không quá khó chịu. Tuy nhiên khi bé bị táo bón, phân sẽ khô cứng hơn và có mùi hôi khó chịu.
Bé đi đại tiện khó khăn hơn
Nếu mẹ thấy bé đi ngoài lâu hơn, phải rặn nhiều, phân thô, to và cứng, bé hay khóc khi đi ngoài thì đúng là con đang khó khăn trong việc bài tiết, dấu hiện của táo bón ở trẻ em.
Đây được xem là trường hợp con đã bị táo bón khá lâu, phân ở lại trong ruột lâu và cứng lại làm cho việc đi ị của con phải mất sức hơn. Hậu môn giãn bất thường để nhường đường cho phân chui ra nên xuất hiện máu ở phân của con.
3. Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?
Khi thấy bé có dấu hiệu của táo bón, mẹ nên xử lý ngay để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhé!
– Xoa bụng cho bé: Mát xa bụng cho bé bằng cách xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ kết hợp với bài tập đạp xe để giúp tăng cường nhu đông ruột và kích thích đi ngoài. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, massage bụng cho trẻ thường xuyên có thể làm thuyên giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
– Cho con uống đủ nước, tăng cường hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ.
– Khuyến khích con vận động: khuyến khích con đạp chân, bò, lật, đi lại để tăng cường quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, như vậy con sẽ dễ đi vệ sinh hơn.
>>> Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ba mẹ nên tham khảo
– Dùng nước ấm ngâm hậu môn cho bé: Nếu tình trạng táo bón của bé không quá nghiêm trọng, phân không quá thô cứng thì mẹ hãy ngâm hậu môn bé với nước ấm. Mẹ có thể ẵm bé và ngâm hậu môn của bé vào trong nước ấm, nhẹ nhàng xoa đều từ 5 – 10 phút, thực hiện ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, tình trạng đi ngoài ra máu của bé sẽ được cải thiện.
– Thay đổi sản phẩm sữa bột: trên thị trường có 1 số dòng sản phẩm sữa bột tăng cân nhưng lại dễ gây táo bón cho con, nếu mẹ vừa đổi sữa mà khiến bé táo bón thì có thể nên xem lại sữa này có phù hợp với con không.