Thời điểm ăn dặm luôn là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bỉm sữa. Nếu tham gia các cộng đồng mẹ bỉm sữa, cùng con ăn dặm mẹ sẽ thấy rất nhiều mẹ khoe “thành tích” với những thực đơn dành cho bé 4 tháng tuổi, 5 tháng tuổi. Trong khi các chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế Thế giới WHO lại khuyên các bà mẹ nên đợi đến 6 tháng mới nên cho con ăn dặm. Vậy mấy tháng cho bé ăn dặm được? Sai lầm nào mẹ dễ mắc phải khi cho bé ăn dặm lần đầu?
Contents
1. Mấy tháng cho bé ăn dặm là tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của trẻ em sẽ hoàn thiện và sẵn sàng đón nhận các loại thức ăn có độ đặc sánh hơn sữa mẹ vào tháng tuổi thứ 6. Lúc này không chỉ hệ tiêu hóa mà các cơ quan bài tiết như gan, thận cũng bắt đầu làm việc nhiều hơn để loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. Vậy nên trả lời cho câu hỏi mấy tháng cho bé ăn dặm là tốt nhất sẽ là 6 tháng cho bé ăn dặm là tốt nhất.
Mấy tháng cho trẻ ăn dặm được? Cũng rất nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao các bé khác vẫn có thể ăn dặm ở độ tuổi 5 tháng tuổi thậm chí là 4 tháng tuổi? Điều này nói nên rằng ở giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi nếu bé có các biểu hiện ăn dặm như sau mẹ vẫn có thể cho bé tập ăn dặm được.
Dấu hiệu ăn dặm của trẻ
– Khi bé có thể ngồi, kiểm soát được đầu và cổ: đây là dấu hiệu thể chất mà mẹ nên lưu ý khi chăm con giai đoạn 6 tháng đầu. Bé có thể ngồi thẳng là dấu hiệu cơ thể bé đã chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình sắp tới
– Bé không rời mắt được khỏi thức ăn: trong bữa cơm, nếu bé thấy ba mẹ đang nhai thức ăn sẽ nhìn theo và không rời mắt được. Đây cũng là 1 trong những dấu hiệu của con muốn ăn dặm
– Có phản xạ đón nhận thức ăn: khi đưa 1 chút thức ăn đến miệng bé, bé có phản xạ mở miệng, đẩy hàm dưới để đón nhận thức ăn từ mẹ. Điều này nói lên rằng, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm rồi.
Vậy thời điểm nào nên cho bé ăn dặm? Câu trả lời là nên cho bé ăn dặm ngay khi bé sẵn sàng.
>>> Trẻ mấy tháng nên cho ăn dặm? Trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì không?
2. Nguyên tắc ăn dặm dành cho trẻ mới bắt đầu
Nguyên tắc 1: Từ ít đến nhiều
Thời gian bắt đầu, bé chỉ làm quen với thức ăn nên mẹ lưu ý cho bé ăn chút một thôi nhé. Trong những bữa ăn đầu tiên hãy thử với 5ml cháo lỏng rồi theo dõi phản ứng của bé, nếu bé tiêu hóa tốt và có dấu hiệu muốn ăn thêm, hãy tăng lượng thức ăn cho mỗi bữa lên 10ml sau 1 đến 2 tuần đầu tiên.
Sau khoảng 2 tháng ăn dặm, mẹ có thể tăng số bữa ăn của bé lên 2 bữa/ngày.
Nguyên tắc 2: Từ lỏng đến đặc
Hãy bắt đầu với thức ăn có độ lỏng cao như cháo lỏng có tỉ lệ 1:10 (tỉ lệ gạo : nước). Sau đó tăng dần độ đặc của cháo. Lưu ý, nếu cháo hoặc bột đặc, mẹ cần xay nhuyễn để tạo độ mịn cho thức ăn. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa đủ mạnh để nghiền được thức ăn có độ thô cao.
Nguyên tắc 3: Đa dạng nhưng đầy đủ
Trong bữa ăn của trẻ mẹ hãy luôn đảm bảo đẩy đủ các nhóm dinh dưỡng sau: tinh bột, chất béo, chất xơ, protein và vitamin. Các nhóm chất này có mặt trong ngũ cốc, rau xanh, trái cây, trứng, thịt động vật và các loại hạt. Thời gian tập ăn dặm, bé ăn cháo lỏng là chủ yếu, sau 1 đến 2 tuần làm quen, mẹ có thể thêm các loại rau củ xay nhuyễn như cà rốt, bí đỏ, … thêm vào bữa ăn cho bé. Đừng quên thường xuyên đổi món cho bé để đa dạng mùi vị, màu sắc trong bữa ăn.
Nguyên tắc 4: Nấu bữa nào ăn bữa đó
Thời gian đầu tập ăn dặm, lượng thức ăn bé cần cho cơ thể rất ít vì vậy mẹ nên chế biến từng bữa cho con. Thời gian chế biến chỉ mất 10 – 30 phút tùy món, mẹ đừng tiết kiệm thời gian để con luôn có thức ăn mới, ấm nóng ăn.
>>> Bí quyết giúp trẻ ăn dặm hiệu quả nhất
Nguyên tắc 5: Ăn dặm chỉ là bữa phụ
Trong suốt 6 tháng đầu đời, bé ăn chủ yếu là sữa mẹ vậy nên ăn dặm được coi là bữa phụ, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và chống “đói” cho con khi sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng nữa.
Nguyên tắc 6: Không bắt ép
Khi trẻ quay mặt đi, không muốn tiếp tục ăn nữa, mẹ hãy tôn trọng và dừng việc đút thức ăn lại. Như vậy bé sẽ không cảm thấy áp lực và ảnh hưởng đến các bữa ăn sau
3. Sai lầm mẹ dễ mắc phải khi cho bé ăn dặm lần đầu
– Hầm xương để chế biến thức ăn: nhiều mẹ vẫn cho rằng hầm xương lấy nước nấu bột ăn dặm cho bé là bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên dinh dưỡng vẫn có trong thịt nên cách tốt nhất ngoài lấy nước hầm, mẹ nên gỡ thịt và xay nhuyễn để thêm vào nấu cháo cho con. Sai lầm dễ mắc trong bước này là thêm nước lạnh vào nồi hầm. Điều này làm biến đổi protein và chất béo trong xương, thịt.
– Cho bé uống nước cam đặc: nước cam rất tốt cho sức khỏe nhưng với trẻ ăn dặm, nước cam lại không tốt cho con nhất là nước cam quá đặc. Nếu con muốn uống, mẹ hãy pha thật loãng với nước lọc để giảm lượng axit có trong nước cam.
– Nêm gia vị cho dễ ăn: bé yêu của mẹ hoàn toàn chưa cần đến gia vị trong các bữa ăn. Đến giai đoạn 6 tháng tuổi mẹ có thể thêm 1 chút dầu ăn dặm cho bé, khi 8 tháng tuổi bé có thể ăn được 1 số loại bơ cho trẻ ăn dặm. Đến khi bé 1 tuổi, lúc này mẹ có thể nêm đường, nước mắm, bột nêm ăn dặm và các gia vị khác. Đừng quên khẩu vị của con luôn nhạt hơn người lớn.
Hành trình ăn dặm là thời gian cả mẹ và bé đều phải học rất nhiều điều, bé học cách ăn còn mẹ học cách nấu ăn dặm. Những sai lầm trong khi cho bé ăn dặm hầu như mẹ nào cũng mắc phải, hãy ghi chú lại trong 1 cuốn sổ nhỏ để xem lại mỗi ngày mẹ nhé!