Mài thức ăn, rau củ cho bé là bước cần thiết trong chế biến ăn dặm kiểu Nhật. Bước này thường được dùng khi bé vào giai đoạn làm quen với thức ăn thô trong khoảng 8 – 9 tháng tuổi. Vậy dụng cụ mài thức ăn cho bé có thể mua lẻ không? Nếu có nên mua bộ mài thức ăn như thế nào?
Contents
1. Các phương pháp chế biến thức ăn dặm cho trẻ
Có 7 phương pháp chế biến ăn dặm cho trẻ mẹ có thể áp dụng:
– Phương pháp mài: thường được sử dụng khi chế biến các loại trái cây, rau củ cứng như cà rốt, táo, khoai, … Mẹ có thể rửa sạch rồi mài sống hoặc có thể làm chín sau đó mài. Ngoài trái cây, rau củ, phương pháp này còn áp dụng với thịt gà hoặc thịt lợn miếng lớn đã làm chín.
– Giã nhỏ: là 1 trong 4 bước chế biến thức ăn dặm kiểu Nhật, giã nhỏ rất phổ biến, không chỉ giúp mẹ nghiền nhuyễn thực phẩm dễ dàng hơn mà còn giúp bé làm quen với thực phẩm có độ thô tốt hơn. Hầu hết các loại thực phẩm khi chế biến đều áp dụng đến phương pháp này kể cả thịt, cá, …
– Phương pháp nghiền thức ăn cho bé: đây là bước quan trọng nhất khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi. Tất cả các loại thức ăn kể cả cháo lỏng, rau củ hấp chín, đậu phụ, … đều cần qua bước nghiền nhuyễn và lọc qua rây này mới được cho bé ăn.
– Phương pháp tách, xé: phương pháp này dùng nhiều trong giai đoạn 2 của ăn dặm kiểu Nhật khi mẹ cần đến các loại thịt, cá xé vụn. Mẹ có thể dùng dĩa hoặc sử dụng tay để xé nhỏ.
– Phương pháp cắt, thái: cũng giống như chế biến thức ăn cho người lớn, trẻ em cũng cần được cắt nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa hơn. Phương pháp này thường áp dụng trong giai đoạn 3 và 4 của thời gian ăn dặm – khi bé đã có thể tự xúc ăn được.
– Phương pháp làm sánh: khi nghiền rau củ, mẹ có thể thêm nước Dashi vào để làm lỏng thức ăn hơn, bé sẽ dễ nuốt hơn thức ăn khô. Đối với thức ăn có dạng lỏng, mẹ có thể dùng 1 chút bột năng, quấy đều và bỏ vào món ăn của trẻ để tăng độ sánh mịn. Lưu ý, chỉ dùng bột năng với các món ăn phù hợp, không cho vào cháo của bé.
– Phương pháp vắt: dùng để chế biến cho con những ly nước trái cây như nước cam, chanh, …
>>> Nên mua thìa ăn dặm cho bé loại nào?
2. Dụng cụ mài thức ăn cho bé nên mua loại nào?
Dụng cụ mài thức ăn có cấu tạo như thế nào?
Dụng cụ mài thức ăn có cấu tạo cực kỳ đơn giản, làm từ vật liệu nhựa, tùy loại sản phẩm có thể sử dụng nhựa trong hoặc nhựa màu. Dụng cụ được thiết kế dạng nắp mài, có phần đường tròn lớn hơn miệng bát con 1 chút để có thể đậy trên bát ăn. Bề mặt là các lỗ tròn nhỏ, gồ ghề nhưng sắc bén, giúp mẹ dễ dàng bào nhỏ thức ăn hơn. Dụng cụ mài thức ăn thường đi cùng 1 chiếc bát nhỏ, thiết kế phù hợp để thức ăn sau khi bào xong sẽ được nằm gọn trong chiếc bát nhỏ đó. Phần lớn dụng cụ mài đồ ăn chỉ dùng được 1 mặt.
Dụng cụ mài thức ăn cho bé nên mua loại nào?
Hầu hết dụng cụ mài đều đi theo bộ dụng cụ chế biến thức ăn, ít khi bán lẻ. Mẹ sẽ rất khó để tìm thấy dụng cụ mài này được bán tại các cửa hàng bán đồ mẹ và bé lớn. Có thể cân nhắc đến các thương hiệu sau khi mua bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật mẹ nhé!
– Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm Pigeon: là bộ dụng cụ chế biến đầy đủ với các món: chày, cối, dụng cụ mài, rây nghiền, bát ăn, thìa ăn và dụng cụ vắt cam. Ngoài chày giã được làm từ gỗ cao cấp thì các vật dụng khác đều được làm từ nhựa an toàn, không BPA, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
– Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm Combi: cũng là đơn vị sản xuất đồ mẹ và bé uy tín, bộ chế biến ăn dặm Combi bao gồm: đĩa bước 1 để nghiền nhuyễn thức ăn, đĩa bước 2 để mài thức ăn và có thể sử dụng để mài 2 mặt được, đĩa bước 3 để cắt thức ăn thành các miếng nhỏ. Ngoài ra còn các dụng cụ khác như thìa đong, nắp đậy và thìa ăn.
>>> Ăn dặm kiểu Nhật – Cách chọn bộ dụng cụ ăn dặm cơ bản
Bộ dụng cụ chế biến Richell và bộ dụng cụ chế biến Basilic cũng có dụng cụ mài tương tự, mẹ có thể tham khảo và lựa chọn.
Ngoài việc mua theo bộ, trường hợp dụng cụ mài bị gãy, hỏng, mẹ cũng có thể mua lẻ trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên không mấy đơn vị uy tín cung cấp riêng sản phẩm này.