Cách cho trẻ ăn dặm tránh stress cho cả mẹ và con

0
1029

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách không chỉ là mối bận tâm hàng đầu của các bà mẹ đang nuôi con từ 6 tháng tuổi trở lên mà còn là điều mà không ít ông chồng cũng tìm hiểu. Làm sao để con ăn ngoan, phương pháp ăn dặm nào là hợp lý, hôm nay cho con ăn gì, ăn bao nhiêu?

1. Phương pháp ăn dặm phổ biến

Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay mà mẹ có thể tìm hiểu để lựa chọn cho con: phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thốngăn dặm kiểu BLW.

Phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật tuân thủ theo nguyên tắc khá tương đồng là cho con ăn từ lỏng đến đặc, ăn từ ít đến nhiều. Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng trong thực phẩm ăn dặm của bé. 

Còn với phương pháp ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm chỉ huy, bé được tự do lựa chọn việc ăn gì và ăn bao nhiêu. Thức ăn của trẻ cũng không cần chế biến lỏng, chỉ cần chế biến dạng thanh, dễ cầm nắm, bé có thể đưa vào miệng và tự tìm cách gặm cắn. Đây là phương pháp rất phổ biến tại phương Tây.

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách
Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

2. Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn dặm không giống như việc mẹ pha sữa hay nấu bột cho con đúng theo công thức thì được gọi là đúng cách. Cho bé ăn dặm đúng cách được biểu hiện bằng việc trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt, tăng cân đều đặn. 

Chọn đúng thời điểm ăn dặm cho con

Điều này rất quan trọng, việc chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho con giúp việc ăn dặm trở lên dễ dàng hơn. Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể bắt đầu cho con ăn dặm, thời gian cụ thể cần dựa vào dấu hiệu “muốn ăn dặm” của mỗi bé. Có nhiều bé ngay từ tháng thứ 4 đã bắt đầu có biểu hiện sẵn sàng ăn dặm.

Không nên cho bé ăn dặm quá muộn, thường là sau 7 hoặc 8 tháng tuối, điều này dễ khiến bé khó tiếp nhận thức ăn hơn.

Chọn đúng thực phẩm ăn dặm cho con

Thực phẩm ăn dặm giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, con ăn ngon miệng hơn. Lưu ý khi chọn thực phẩm ăn dặm cho con, mẹ cần đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, rau xanh, protein và trái cây trong mỗi bữa ăn của con. 

Không nên cho bé ăn đồ tanh quá sớm, chọn thực phẩm an toàn, có thể đổi món cho trẻ nhưng đừng thường xuyên quá để hệ tiêu hóa của trẻ kịp thích nghi với thực phẩm mới lạ.

Cách cho trẻ ăn dặm tránh stress cho cả mẹ và con
Cách cho trẻ ăn dặm tránh stress cho cả mẹ và con

Thời gian ăn dặm phù hợp

Mỗi bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút vì thức ăn sau 30 phút bắt đầu nguội dần, ảnh hưởng đến khẩu vị của con. Tăng độ đặc và thô của thức ăn lên theo mỗi tuần hoặc mỗi 2 tuần để con có thể tập nhai và không bị chán. Khi bé đã chán bột ăn dặm, mẹ nên chuyển sang cháo ăn dặm cho con. Khi bé đã chán cháo ăn dặm, mẹ có thể chuyển qua cơm nát hoặc cơm hạt. Ngoài ra, nui và mì ăn dặm cũng là lựa chọn để mẹ thỉnh thoảng đổi khẩu vị cho bé.

Chỉ cần đáp ứng được 3 điều chọn đúng như trên, có thể được coi là mẹ đã cho bé ăn dặm đúng cách rồi.

4. Những vấn đề có thể gặp phải khi cho bé tập ăn dặm

Không ít mẹ bị stress về chuyện ăn dặm của con khi con càng ăn dặm càng chậm lớn, bé ngậm bư bư mỗi bữa, mỗi bữa ăn là một trận chiến kinh hoàng, bố khuya chiêng, mẹ đánh trống mới khiến con mở miệng. Thậm chí con có thể cũng gặp stress khi đến bữa ăn, khi thấy mẹ mang bát bột lại gần là khóc thét.

Bé từ chối ăn dặm

Mặc dù đã đến tuổi ăn dặm hoặc có dấu hiệu ăn dặm rất rõ ràng nhưng cứ khi đưa thức ăn vào miệng là bé nhổ phì phì, không ăn. Điều này không hiếm gặp, có những gia đình phải tập cho con đến trên dưới 10 lần con mới học được cách nuốt thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Vậy nên bố mẹ hãy kiên trì tập cho con.

>>> Xem thêm: Bé tập ăn dặm: Nên ăn bằng bột chế biến sẵn hay mẹ tự nấu?

Bé ngậm chứ không nuốt

Đối với những đứa trẻ biếng ăn thì biểu hiện này là hoàn toàn bình thường, bé chỉ ngậm chứ nhất định không nuốt. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ khi mới cho bé tập ăn, mẹ nên giúp con chuyên tâm vào việc ăn của mình, nghĩa là không điện thoại, TV hay trống chiêng gì cả, con chỉ có 1 nhiệm vụ trong bữa ăn là nhai nuốt, hoàn toàn không làm việc gì khác. Chỉ để con ăn trong 1 khoảng thời gian nhất định là 30 phút, nếu con ăn không hết, có thể bỏ thức ăn dư thừa đi.

Bé không chịu mở miệng

Khác với việc nhổ thức ăn và ngậm không nuốt, trường hợp bé quay đầu đi không chịu mở miệng không phổ biến lắm. Thường là khi bé đã cảm thấy ăn đủ rồi nhưng ba mẹ vẫn ép con ăn tiếp. Hoặc cũng có thể do thức ăn bữa đó bé không thích. Cách tốt nhất là mẹ nên thường xuyên đổi khẩu vị cho con và dừng ăn khi bé không muốn nữa.

Với những thông tin trên, hy vọng mẹ sẽ hiểu rằng vấn đề em bé của mẹ đang biểu hiện cũng gặp tương tự ở nhiều đứa trẻ khác. Chúng ta cần kiên nhẫn để rèn cho con một thói quen ăn uống khoa học, bé sẽ tự giác ăn ngoan hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây