Lên thực đơn cho bé 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

0
524

Thực đơn cho bé 12 tháng tuổi đầy đủ chất bao gồm những gì? Cần chế biến theo hình thức nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 12 tháng tuổi đầy đủ chất được các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên dùng. Mẹ hãy theo dõi và chế biến cho con món ăn đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Những lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi

thuc-don-cho-be-12-thang-tuoi-1.jpg
Những nhóm thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn cho bé 12 tháng tuổi

Khi được 12 tháng, tức là trẻ đã trải qua 06 tháng ăn dặm. Lúc này, cơ thể trẻ đã quen với các thực phẩm được bổ sung. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này cũng có thể thử thêm nhiều thực phẩm mới, chẳng hạn như các loại hạt dễ gây dị ứng như hạnh nhân, óc chó… Mẹ cũng có thể thêm tôm, cua, thịt bò,… vào trong khẩu phần ăn dặm của trẻ. Bên cạnh những thay đổi trong khẩu phần ăn, mẹ cũng cần lưu ý đến những vấn đề khác khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi. Cụ thể:

  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm sữa tươi và giảm bớt dần lượng sữa công thức trong khẩu phần của trẻ.
  • Trẻ đã có thể hoàn thiện khả năng nhai, nuốt thức ăn và không còn đẩy thức ẩn ngoài.
  • Nguồn thực phẩm cơ thể trẻ cần ở giai đoạn này gồm: Sữa, phô mai, sữa chua, pho mát, ngũ cốc các loại, trái cây, rau, protein,… 
  • Các loại thực phẩm cho bé 12 tháng nên chế biến ở dạng thô nhiều hơn để trẻ hoàn thiện khả năng nhai, nuốt.
  • Có thể chế biến thức ăn cho trẻ theo nhiều hình thức: hầm, hấp, luộc, xào, canh, súp…
  • Đối với các loại thực phẩm mới, mẹ nên cho trẻ ăn liên tục trong vòng 03 ngày. Mục đích là xem phản ứng của cơ thể bé, đồng thời quan sát xem thức ăn có gây ra tình trạng dị ứng cho bé hay không.

Lên thực đơn cho bé 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

thuc-don-cho-be-12-thang-tuoi-2.jpg
Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Sau đây, chúng tôi sẽ giúp mẹ lên thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng để trẻ vừa có thể tham gia các hoạt động trong ngày vừa có đủ thành phần dưỡng chất để phát triển toàn diện. Một số thực đơn gồm:

Thực đơn 1

  • 7h00: phở bò
  • 11h00: cơm nát + mực viên nấu sốt cà chua + cành rau ngót nấu thịt + súp lơ luộc + cà rốt hấp chín.
  • 14h30: bánh flan.
  • 18h30: cháo gạo, trứng gà và đậu hũ non.

Thực đơn 2

  • 7h00: Bánh đa nấu với thịt băm.
  • 11h00: Cháo gạo nấu với cá lóc mồng tơi + củ cải và cà rốt hấp.
  • 14h30: Chuối chín.
  • 18h30: Cơm nát ăn cùng thịt bò xào + canh cải bó xôi nấu với thịt băm.

Thực đơn 3

  • 7h00: Cháo yến mạch nấu với bí đỏ và sữa.
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng tôm xào cà rốt, súp lơ xanh + canh riêu cua.
  • 14h30: Bánh bí đỏ phô mai + táo, lê.
  • 18h30: Cháo bồ câu nấu với gạo tẻ và đậu xanh.

Thực đơn 4

  • 7h00: Cháo gà.
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng cá hồi sốt bơ + canh ngao + măng tây luộc.
  • 14h30: Sữa chua trộn xoài.
  • 18h30: Cháo tôm đồng nấu với chùm ngây.

Thực đơn 5

  • 7h00: Súp khoai lang và đậu đen.
  • 11h00: Cháo nấu với lươn và cà rốt.
  • 14h30: Đu đủ chín.
  • 18h30: Cơm nát ăn cùng thịt gà xào nấm + canh bí đỏ hầm sườn non.

Thực đơn 6

  • 7h00: Cháo thịt băm.
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng gan gà xào mướp hương + canh gà nấu nấm + ngô bao tử hấp chín.
  • 14h30: Đậu hũ non và yến mạch sốt xoài.
  • 18h30: Cháo nấu trai.

Thực đơn 7

  • 7h00: Phở gà.
  • 11h00: Cháo cá lóc nấu su su + dưa chuột.
  • 14h30: Vú sữa chín dầm.
  • 18h30: Cơm nát ăn cùng thịt bò xào với cần tây, cà chua + canh rau ngót nấu với thịt băm.

Thực đơn 8

  • 7h00: Phở bò.
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng mực sốt cà + canh rau ngót + súp lơ và cà rốt hấp chín.
  • 14h30: Bơ trộn sữa chua.
  • 18h30: Cháo trứng phô mai.

Thực đơn 9

  • 7h00: Bánh đa nấu với thịt băm.
  • 11h00: Cháo cá lóc nấu với rau mồng tơi.
  • 14h30: Táo, lê.
  • 18h30: Cơm nát ăn cùng thịt bò xào dứa + canh thịt băm nấu cải bó xôi.

Thực đơn 10

  • 7h00: Cháo yến mạch nấu với đậu đỏ.
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng thịt chim bồ câu xào với nấm, hành + cảnh thịt băm nấu cải bó xôi + súp lơ và cà rốt hấp chín.
  • 14h30: Sinh tốt chuối và táo.
  • 18h30: Bún sườn nấu với cà chua, dứa và cải ngọt.

Thực đơn 11

  • 7h00: Súp khoai lang nấu cùng bí đỏ.
  • 11h00: Cháo chim bồ câu nấu cùng gạo tẻ và hạt sen + măng tây hấp.
  • 14h30: Sữa chua trộn nho.
  • 18h30: Cơm nát ăn cùng gà xào thập cẩm + canh bí xanh nấu gà.

Thực đơn 12

  • 7h00: Bún riêu cua.
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng cá hồi sốt bơ chanh + canh chùm ngây nấu thịt băm.
  • 14h30: Xoài dầm sữa chua.
  • 18h30: Cháo trứng +đậu hũ non

Thực đơn 13

  • 7h00: Cháo gà.
  • 11h00: Cháo yến mạch nấu với thịt băm và bí đỏ.
  • 14h30: Bơ và chuối chín.
  • 18h30: Cơm nát ăn cùng cua biển sốt phomai + canh trứng cà chua + susu hấp.

Thực đơn 14

  • 7h00: Súp khoai lang nấu với bí đỏ
  • 11h00: Cơm nát ăn cùng tôm xào nấm, súp lơ xanh và cà rốt + canh khoai môn nấu với sườn non.
  • 14h30: Đậu hũ non và yến mạch sốt.
  • 18h30: Cháo mực nấu với cà rốt.

Tham khảo thêm: Tổng hợp thực đơn Blw cho bé 12 tháng tiêu hóa tốt

thuc-don-cho-be-12-thang-tuoi-3.jpg
Mẹ có thể kết hợp cho bé ăn dặm nhiều kiểu: Truyền thống, Nhật, BLW

Thực đơn cho bé 12 tháng tuổi trên chưa bao gồm sữa. Do đó, mẹ cần bổ sung 2 đến 3 cữ sữa/ ngày cho bé vào những khung giờ thích hợp như giữa các bữa ăn và trước khi ngủ 30 phút. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm cháo ăn dặm 

Trên đây là 14 thực đơn cho bé 12 tháng tuổi đầy đủ sinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo, áp dụng cho trẻ. Lưu ý, trẻ 12 tháng tuổi đã có thể hoàn thiện một số kỹ năng trong cầm nắm, nhai nuốt… Do đó, mẹ có thể kết hợp giữa kiểu ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm BLW.

Xem thêm:

>>>Giải đáp chế độ ăn cho bé 12 tháng tuổi theo chuyên gia dinh dưỡng

>>>Tiêu chí chọn yếm ăn dặm vải cho bé? Top 5 yếm ăn dặm bằng vải

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây