Xây dựng lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng chuẩn khoa học

0
102

Việc xây dựng một lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là một gợi ý lịch ăn dặm chuẩn khoa học, mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp với bé nhà mình.

Trẻ 5-6 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể bắt đầu thử ăn dặm từ khoảng 5 tháng tuổi.

Khi trẻ được 5 tháng tuổi, đây là thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho việc ăn dặm và trẻ có thể bắt đầu ăn dặm trong tháng thứ 6. Do đó, việc xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng là rất quan trọng để giúp trẻ làm quen với chế độ dinh dưỡng mới.

lich-an-dam-cho-be-5-6-thang-1
Trẻ 5-6 tháng mẹ có thể cho bé tập ăn dặm

Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

– Bé có thể ngồi vững với sự hỗ trợ hoặc không cần hỗ trợ.

– Bé có thể đưa tay lên miệng và đưa đồ vật vào miệng.

– Bé quan sát người lớn ăn và có vẻ muốn tham gia.

– Bé há miệng khi nhìn thấy thức ăn.

–  Bé có thể rướn người về phía thức ăn hoặc đồ vật mà người lớn đang cầm.

lich-an-dam-cho-be-5-6-thang
Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

Gợi ý lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Để hỗ trợ trẻ làm quen với chế độ ăn dặm, mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi như sau:

  • Tuần 1: Cho bé làm quen với 5 – 10ml cháo trắng mỗi ngày để hệ tiêu hóa dần thích ứng.
  • Tuần 2: Bên cạnh cháo trắng, mẹ có thể thêm 5mg bí đỏ, 5mg cà rốt, 5mg khoai tây hoặc 5mg cà chua vào khẩu phần ăn dặm của bé.
  • Tuần 3: Tăng dần lượng thức ăn trong ngày lên khoảng 40 – 50ml để bé có thể tiêu thụ nhiều hơn.
  • Tuần 4: Tiếp tục duy trì thực đơn như tuần thứ 3 và theo dõi phản ứng hàng ngày của bé.

Thời gian ăn uống và sinh hoạt của bé 5 – 6 tháng tuổi:

  • Thời gian ăn: Các bữa ăn chính và ăn dặm nên được sắp xếp cách nhau khoảng 4 – 5 giờ. Thời gian lý tưởng để cho bé ăn dặm là từ 11h đến 14h, và từ 18h đến 18h30.
  • Thời gian chơi: Ở độ tuổi này, bé sẽ có thời gian hoạt động nhiều hơn so với giai đoạn trước.
  • Thời gian ngủ: Mỗi giấc ngủ ban ngày nên kéo dài khoảng 1,5 – 2 giờ, trong khi giấc ngủ ban đêm thường sẽ kéo dài từ 11 – 12 giờ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi

Dưới đây là một số thực đơn mà mẹ có thể tham khảo để giúp bé tập ăn dặm và tăng cân hiệu quả:

Thực đơn 1:

  • Sáng sớm: Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa sáng: 3 thìa cháo trắng kèm ½ thìa cà rốt nghiền.
  • Bữa trưa: Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa xế: Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa chiều: Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa chiều tối: 3 thìa cháo trắng kèm ½ thìa bông cải xanh nghiền.

Thực đơn 2:

  • Sáng sớm: Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: 3 thìa cháo ngũ cốc.
  • Bữa trưa: Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa xế: Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa chiều tối: 3 thìa khoai lang nghiền trộn với sữa.

Giai đoạn này tất cả đồ ăn, thực phẩm của trẻ đều được hấp, luộc, nấu chín sau đó xay nhuyễn, rây mịn. Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể dần dần đa dạng thực đơn ăn dặm và kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé. 

Ngoài thực đơn trên, mẹ có thể tham khảo các loại bột ăn dặm dành cho các bé từ 4 tháng tuổi trở lên như: bột ăn dặm Hipp, bột ăn dặm Babba’s Baby, bột ăn dặm Oshito, bột ăn dặm Ecofood,…

lich-an-dam-cho-be-5-6-thang-3
Mẹ có thể tham khảo thêm một vài thực đơn ăn dặm cho bé từ 5-6 tháng tuổi

Nguyên tắc chung khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Khi cho trẻ 5-6 tháng tuổi ăn dặm mẹ cần lưu ý và đảm bảo các nguyên tắc sau: 

– Bắt đầu ăn từ ít đến nhiều: cho trẻ ăn bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn và tăng dần theo thời gian.

– Ăn một bữa: Bắt đầu với một bữa ăn dặm mỗi ngày và dần dần tăng lên 2 bữa khi bé đã quen hoặc có nhu cầu ăn nhiều hơn.

– Từ loãng đến đặc: Bắt đầu với thức ăn dạng bột loãng, sau đó dần chuyển sang dạng đặc hơn.

– Từ ngọt đến mặn: Bắt đầu với các loại trái cây, sau đó đến các loại rau củ và cuối cùng là thịt, cá.

– Thực phẩm: Bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây dị ứng như bột ngũ cốc, rau củ, trái cây.

– Trong giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính: Sữa mẹ vẫn cung cấp phần lớn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này.

– Khi cho bé ăn dặm, hãy tạo không khí vui vẻ để kích thích bé ăn ngon miệng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích nhất về lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng. Việc kết hợp sữa mẹ hay sữa công thức cùng với thức ăn dặm đa dạng là chìa khóa để bé mạnh khỏe mỗi ngày. 

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây