Top các món ăn dặm truyền thống bổ dưỡng cho bé 6-7 tháng tuổi

0
1028

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Thế nhưng cho đến nay, cho bé ăn dặm truyền thống bị nhiều người cho rằng đây là phương pháp lỗi thời và dần bị lãng quên. Thực chất, phương pháp này vẫn là một sự lựa chọn tuyệt vời để giúp con yêu hay ăn, chóng lớn nếu mẹ biết cách thực hiện đúng, khoa học.

Hướng dẫn ăn dặm truyền thống đúng cách cho bé

Để có thể chế biến các món ăn dặm truyền thống cho bé, các mẹ phải nắm được đặc trưng và nguyên tắc của phương pháp ăn dặm này.

Đặc trưng của phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé

Thực chất, cách chế biến các món ăn dặm truyền thống phổ biến nhất là việc xay nhuyễn các thực phẩm khác nhau như rau, củ, thịt, cá…để chế biến ra các món cháo, bột khác nhau tạo nên một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

ăn dặm truyền thống cho bé
Ăn dặm truyền thống cho bé có đặc trưng riêng

Bắt đầu ăn dặm truyền thống từ thức ăn thô đến bột rồi cháo vỡ, cháo nguyên hạt, sau đó mới đến cơm nát và cơm người lớn. Thời gian cho bé ăn dặm truyền thống bắt đầu từ tháng thứ 6 và kéo dài đến khi bé được khoảng 2 tuổi.

Cũng theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, các ba mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm truyền thống khi bé được khoảng 180 ngày và không nên cho bé ăn quá sớm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Hầu như các bữa ăn của bé thường kéo dài và thường được cho ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà. Ăn uống không tập trung khi mẹ phải bế hoặc dẫn bé đi rong để cho bé ăn nên rất dễ làm hình thành nên các thói quen xấu.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh phương pháp ăn dặm kiểu nhật và truyền thống?

Nguyên tắc cho bé ăn dặm truyền thống

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất cần nhớ của phương pháp ăn dặm truyền thống đúng cách là chỉ cho bé ăn một lượng vừa đủ, không ép bé ăn, không cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, tập cho bé thói quen ngồi ghế ăn dặm ăn uống chứ không cho bé ăn rong.

Khi mới bắt đầu ăn dặm truyền thống, ba mẹ cho bé ăn khoảng 1-2 bữa 1 ngày, đến khi bé đủ cứng cáp thì bổ sung thêm trái cây hay sữa chua trong bữa phụ.

Đảm bảo thức ăn phải luôn được xay nhuyễn và có độ mềm cao, để bé làm quen với bột ngọt trước khi chuyển sang bột mặn và không nêm gia vị vào thức ăn của bé cho đến khi bé đủ 1 tuổi.

cho bé ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống thực đơn các món luôn đảm bảo xay nhuyễn

Tiếp tục duy trì sữa công thức hoặc sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ

Đặc biệt, các mẹ nên tránh dùng các thực phẩm như mật ong, đậu phộng…dễ gây dị ứng ảnh hưởng tới bé.

Thực đơn các món ăn dặm truyền thống dành cho bé 6-7 tháng tuổi

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng, 7 tháng tuổi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé thông qua 4 nhóm thực phẩm: chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của bé.

Dưới đây là các món ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 7 tháng tuổi thơm ngon bổ dưỡng:

Cháo mịn nấu cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cháo trắng, cà rốt.

các món ăn dặm truyền thống

Cách nấu như sau:

  • Đầu tiên, mẹ vo gạo cho sạch, bỏ nồi nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1:10 gạo/nước. Tiếp đó, dùng rây rây thật mịn rồi lấy nước cất.
  • Cà rốt gọt vỏ và rửa sạch. Đem luộc hoặc hấp cho chín mềm, xong đem ra xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ.
  • Mỗi bữa ăn dặm của bé, mẹ chỉ cần trộn 2 thìa cháo nhuyễn và 2 thìa cà rốt nhuyễn rồi đảo đều là cho bé ăn được.

Súp khoai tây sữa thơm ngon bổ dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 60ml sữa mẹ/ sữa công thức, 1/2 củ khoai tây.

các món ăn dặm truyền thống

Cách nấu như sau:

  • Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch lại với nước rồi xắt miếng nhỏ. Đem luộc hoặc hấp chín mềm.
  • Tiếp theo đó, sữa cho vào nồi nấu ninh cùng khoai tây đến khi nào khoai mềm.
  • Cuối cùng, đem hỗn hợp trên xay nhuyễn hoặc rây qua lưới để lấy hỗn hợp loãng, mềm mịn.

Cách nấu khoai lang nghiền

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Khoai lang: 1 củ nhỏ
  • Sữa hoặc nước: 60ml

các món ăn dặm truyền thống

Cách nấu như sau:

  • Đầu tiên, khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch. Rồi cắt thành từng miếng nhỏ và ngâm qua nước cho hết nhựa.
  • Đặt nồi nước lên bếp để luộc (hoặc hấp) khoai.
  • Khi khoai đã chín mềm thì cho ra bát ra chờ nguội bớt, đem khoai đi nghiền (hoặc rây) để khoai được mịn.
  • Cuối cùng cho khoai cùng sữa (hoặc nước) vào nồi và đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.

Bơ trộn sữa bổ mát 

Nguyên liệu gồm có: 1/4 quả bơ chín, 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách làm như sau: Mua 1 quả bơ đủ chín, bỏ vỏ và đem nghiền cho mịn. Sau đó, cho bơ xay nhuyễn vào sữa trộn đều là được.

các món ăn dặm truyền thống

Dựa vào khẩu vị, sở thích ăn uống của bé  mà bố mẹ có thể cân nhắc lên thực đơn phù hợp dành cho trẻ. Một số gợi ý các món ăn dặm truyền thống khác  dành cho bé từ 6-7 tháng tuổi:

  • Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ, sữa.
  • Thứ 3:.Cháo mịn bắp cải, đậu xanh.
  • Thứ 4: Cháo mịn trứng, cà chua.
  • Thứ 5: Khoai lang nghiền, cải thìa.
  • Thứ 6: Cháo mịn cà rốt, bông cải.
  • Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu.
  • Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.

Sau này, khi bé đã có thời gian đủ để làm quen với việc ăn dặm, ba mẹ có thể kết hợp thêm các loại thị, cá, cua…để bổ sung đạm vào trong thực đơn của con nhằm đa dạng món ăn và thay đổi khẩu vị của bé.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng chú ý bổ sung thêm các vi chất cần thiết khác để trẻ có hệ miễn dịch tốt, ít ốm vặt và hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa như Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng…

Ba mẹ thấy đấy, các món ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trên đây cũng hết sức gần gũi và quen thuộc phải không nào? Tuy nhiên, với các ba mẹ mới lần đầu sinh con thì nên tìm hiểu các nguồn thông tin đáng tin cậy để xây dựng một thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé khoa học và đạt hiệu quả cao nhất nhé.

>>> Tin liên quan: Ăn dặm kiểu truyền thống là gì? Ưu và nhược điểm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây