Ăn dặm luôn là giai đoạn rất quan trọng của cả mẹ và bé. Giai đoạn này không chỉ là bước chuyển trong dinh dưỡng của trẻ mà còn hình thành lên thói quen ăn uống sau này của con. Một nguyên tắc rất quan trọng trong ăn dặm là không cho con ăn gia vị quá sớm. Vậy khi nào mới được nêm gia vị vào thức ăn của con? Cách nêm gia vị ăn dặm thế nào mới là chuẩn? Các loại gia vị ăn dặm cho bé mẹ có thể sử dụng để tăng thêm hương vị món ăn là gia vị nào, nên cho con ăn bao nhiêu là vừa?
Contents
1. Nguyên tắc nêm gia vị cho trẻ ăn dặm
Có 1 số liên quan đến trẻ khi nào được ăn gia vị mẹ cần lưu ý để không phạm sai lầm:
– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới có thể ăn dầu ăn dặm
– Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên mới nên được ăn thức ăn có nêm gia vị
– Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không dùng mật ong kể cả dùng để nêm gia vị cho bé
– Khi nêm gia vị cho trẻ, không nêm vừa miệng mẹ mà phải nêm theo lượng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Lượng gia vị nêm cho bé theo độ tuổi
Trẻ 6 – 12 tháng tuổi | Trẻ 1 – 3 tuổi | Trẻ trên 3 tuổi | |
Dầu ăn dặm | – 1 – 2 muỗng/ngày
– Không quá 4 ngày/tuần |
– Không quá 3 muỗng/ngày
– Không quá 4 ngày/tuần |
Ăn theo gia đình |
Muối | Không | 1,5g/ngày | Ăn theo gia đình |
Nước mắm/nước tương | Không | 1 muỗng cà phê | Ăn theo gia đình |
Giả muối thực vật | Không | 1 muỗng cà phê | Ăn theo gia đình |
Tiêu | Không | 1/8 muỗng cà phê | Ăn theo gia đình |
Mật ong | Không | Lượng nhỏ | Ăn theo gia đình |
Hành, tỏi, rau thơm | Không | 1 muỗng cà phê | Ăn theo gia đình |
2. Các loại gia vị ăn dặm cho bé phổ biến
Dầu ăn dặm
Ngay từ khi 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể tiêu hóa được 1 lượng nhỏ dầu ăn dặm trong các món cháo, bột ăn dặm. Trong tháng tuổi thứ 6, trẻ có thể ăn được dầu oliu, dầu hướng dương nguyên chất 100%. Từ tháng tuổi thứ 7 trở đi, mẹ có thể lựa chọn đa dạng loại dầu ăn cho trẻ hơn, ngoài dầu oliu và dầu hướng dương, mẹ chọn cho bé dầu hạt cải, dầu óc chó, dầu đậu nành, dầu mè, … đều được
Hạt nêm ăn dặm
Đây cũng là loại gia vị ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn cho con trong giai đoạn ăn dặm thay vì dùng muối hay bột ngọt thông thường. Trên thị trường có không ít loại hạt nêm ăn dặm cho trẻ nhưng phổ biến nhất vẫn là hạt nêm ăn dặm tảo biển, rong biển. Loại gia vị này có nguồn gốc từ thực vật, vị mặn của tảo, dễ tiêu hóa hơn các loại gia vị ăn dặm khác. Đây là lý do vì sao mẹ thấy các hãng thường ghi độ tuổi trên bao bì dành cho con từ 5 hoặc 6 tháng tuổi trở lên.
Giả muối thực vật
Loại gia vị này thường dành cho trẻ dưới 1 tuổi vì không nên ăn các loại gia vị khác mà phải dùng giả muối thực vật. Nguyên liệu có thể từ các loại vừng đen, vừng trắng hoặc từ hương thảo, nguyệt quế, hẹ tây, ngò tây. Mẹ có thể tự chế biến gia vị này cho con mà không cần mua bên ngoài.
Đường
Gia vị tạo độ ngọt cần thiết trong các món ăn và là thói quen của nhiều gia đình khi dùng đường thay thế cho bột ngọt. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không cần cho bé dùng đường, nếu nấu ăn có thể dùng đường từ trái cây, rau củ. Còn trong pha chế, mẹ có thể dùng đường phèn thay thế cho đường cát.
Nước tương ăn dặm
Nếu nước mắm là loại gia vị có hàm lượng đạm cao và được làm từ động vật thì nước tương lại là lựa chọn mà nhiều gia đình hướng đến con ăn chay trường sử dụng. Nước tương có thành phần chính là đậu tương, bổ sung thêm iot, nhiều loại nước tương trên thị trường sản xuất cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên đã có thể sử dụng.
Mẹ lưu ý hầu hết các loại nước tương đều làm từ đậu nành với công nghệ lên men, với trẻ dị ứng đậu nành tuyệt đối không cho sử dụng
Bột nước Dashi
Nước Dashi không xa lạ với các mẹ đang cho con ăn dặm kiểu Nhật, đây là loại nước rau củ dùng để tăng thêm hương vị món ăn cho con, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi khi chưa được nêm bất kỳ loại gia vị nào vào thức ăn.
Trên thị trường có bán bột nấu nước Dashi dành cho các mẹ không có thời gian tự nấu cho con. Cách dùng loại bột này rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng 1 lượng bột nhất định, hòa cùng nước rồi khuấy đều là ra được thành phẩm nước Dashi. Dùng nước này để nấu ăn cho bé các món cháo, bột sẽ làm tăng thêm hương vị rất nhiều.
Các loại rau thơm, hành, tỏi
Rau thơm, chanh, quất, hành tỏi, tiêu, … cũng là gia vị quen thuộc trong gian bếp mỗi nhà. Với trẻ cũng có thể ăn được các loại rau thơm này nhưng khi thêm vào món ăn của bé, mẹ lưu ý đừng thêm nhiều quá, có thể sẽ hơi nồng.
Điều làm lên đặc trưng món ăn của người Việt chính là các loại gia vị đặc trưng như nước mắm, tỏi, tiêu, các loại lá thơm. Chính vì vậy mà khi chế biến món ăn cho trẻ, mẹ cũng thường sử dụng các loại gia vị ăn dặm cho bé để tăng mùi vị, kích thích con ăn ngon miệng. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chọn gia vị ăn dặm của bé cho phù hợp với độ tuổi, tránh cho con ăn mặn, ngọt quá sớm, gây áp lực lên hệ tiêu hóa non yếu.
Bài viết liên quan
>>> Có nên bỏ dầu ăn vào cháo cho con ăn dặm không?
>>> Chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé trong những ngày bận rộn? Mách mẹ cách làm đồ ăn dặm nhanh gọn cho con!