Trữ đông thức ăn dặm cho bé kiểu Nhật là phương pháp khoa học được nhiều mẹ áp dụng trong thời hiện đại. Đặc biệt là với các mẹ đã kết thúc kỳ nghỉ thai sản lại càng thường xuyên áp dụng. Không chỉ giúp lưu trữ đồ ăn được lâu hơn mà còn giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi mẹ cần nấu đồ ăn dặm cho bé trong thời gian ngắn.
Contents
1. Đồ ăn dặm kiểu Nhật bảo quản được trong bao lâu?
Với phương pháp trữ đông thực phẩm có thể bảo quản được trong vòng từ 3 – 6 tháng nhưng đối với thực phẩm ăn dặm cho bé, mẹ không nên sử dụng đồ ăn đã quá 3 tháng để tránh ảnh hưởng đến hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
– Nhóm trái cây, rau củ: có thể trữ đông trong 6 – 8 tháng nhưng mẹ nên sử dụng trong vòng 3 tuần.
– Nhóm thực phẩm protein động vật: thịt, cá, trứng, … có thể bảo quản đông từ 1 – 2 tháng nhưng nên sử dụng trong khoảng 10 ngày.
– Với thực phẩm chín hay xay nhuyễn, mẹ có thể bảo quản trong tối đa 3 tuần nhưng mẹ nên sử dụng trong vòng 48 giờ.
2. Các dụng cụ cần thiết để chế biến và trữ đông đồ ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ cần chuẩn bị 1 số dụng cụ sau trước khi bắt tay vào chế biến và trữ đông thực phẩm cho bé:
– Khay lớn, nhỏ đựng thực phẩm
– Máy xay, dụng cụ nghiền
– Dao, thớt
– Rây thực phẩm: lỗ lớn, lỗ nhỏ
– Hộp nhựa/khay đá trữ đông
– Giấy note, túi zip
>>> Tham khảo ngay 15 thực đơn ăn dặm dành cho bé trên 10 tháng tuổi đủ chất, tăng cân chuẩn
Một lưu ý nhỏ khi lựa chọn dụng cụ trữ đông là mẹ không nên dùng đồ thủy tinh vì thủy tinh giữ nhiệt nóng tốt nhưng giữ lạnh không tốt. Thêm nữa, thủy tinh có thể nứt vỡ trong điều kiện nhiệt độ lạnh.
3. Cách trữ đông đồ ăn dặm kiểu Nhật
Cháo nhuyễn
Cháo nhuyễn sau khi đã được nghiền qua dụng cụ, mẹ cho vào khay làm đá, để đông khi thành dạng viên cứng. Mẹ cho vào túi zip rồi bảo quản trong tủ lạnh. Số lượng viên mẹ có thể căn vào lượng ăn của bẹ mỗi ngày. Lời khuyên cho mẹ là không nên nấu quá nhiều, lượng cháo viên không nên ăn quá 1 tuần. Đừng quên ghi giấy note ngày tháng chế biến vào túi zip để mẹ biết hạn sử dụng của thực phẩm.
Nhóm rau củ
Đầu tiên hãy bỏ vỏ và làm sạch rau củ sau đó cắt thành khúc nhỏ. Làm chín thực phẩm bằng cách hấp hoặc luộc. Tuy nhiên hấp chín là phương pháp được khuyến cáo vì giữ lại được nguyên vẹn dinh dưỡng.
Cho rau củ đã hấp chính vào máy xay nhuyễn sau đó thêm 1 chút nước dashi hoặc nước luộc rau củ hoặc sữa (nếu phù hợp) vào xay cùng để tạo độ lỏng cho thực phẩm và tăng giá trị dinh dưỡng, hương vị món ăn cho bé. Lưu ý, mẹ không thêm bất kỳ gia vị ăn đặm gì khác vào rau củ khi chế biến. Nếu là thực phẩm có dạng lỏng cao, mẹ hãy cho vào khay đá như bảo quản cháo nhuyễn. Nếu thực phẩm sau khi xay nhuyễn không quá lỏng, mẹ có thể cho ra túi zip, dàn đều ra rồi dùng đũa chia thành từng hàng ngang, dọc. Sau đó bỏ vào ngăn trữ đông, khi cần dùng đến mẹ chỉ cần bẻ các ô này là sử dụng được.
Nhóm thịt động vật
Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật phổ biến trong bữa ăn dặm của bé bao gồm: thịt gà, thịt heo, cá, … Với nhóm thực phẩm này, mẹ cũng làm chín rồi xay hoặc xé nhỏ. Cho thực phẩm vào túi zip sau đó dàn đều và dùng cây đũa tạo thành các đường ngang, dọc. Bảo quản trong tủ đá, khi sử dụng chỉ cần bẻ từng viên là có thể dùng.
>>> Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 – 8 tháng tuổi tốt nhất
4. Cách rã đông đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Mẹ có thể rã đông thực phẩm đã trữ đông tự nhiên, bằng lò vi sóng hoặc đun cách thủy.
Trước tiên hãy bỏ phần thực phẩm cần sử dụng vào bát, đĩa, khay có nắp đậy xuống ngăn mát. Nếu sáng mai sử dụng, tối nay mẹ hãy bỏ thực phẩm vào ngăn mát để bỏ đi lắp đá trong thực phẩm. Phần chưa dùng đến, mẹ vẫn để lại trong tủ đông nhé.
Lấy phần thực phẩm trong ngăn mát ngâm trong nước ấm hoặc quay trong lò vi sóng, đun cách thủy. Khi quay trong lò vi sóng, mẹ nên đảo đều để phần thực phẩm bên trong cũng được rã đông. Lưu ý, việc bỏ thực phẩm cần rã đông xuống ngăn mát chỉ nên để tối đa trong 1 ngày. Nếu dư, không bảo trữ đông lần 2.
Trên đây là cách trữ đông thức ăn dặm cho bé kiểu Nhật kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm mà vẫn nguyên vẹn dinh dưỡng. Ngoài những lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm, mẹ cũng nên lưu tâm đến việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, hạn chế để đồ ăn sống chung với đồ ăn chín nữa nhé.