Mang thai ăn gì để vào con không vào mẹ?

0
870

Bà bầu tăng cân là điều không thể tránh khỏi trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt nhiều mẹ cực kỳ lo lắng việc tăng cân quá nhanh dẫn đến việc giảm cân sau sinh gặp nhiều khó khăn. Vậy trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu ăn gì để vào con ít vào mẹ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng?

1. Nhóm thực phẩm bắt buộc phải bổ sung trong giai đoạn mang thai

Dù áp dụng chế độ ăn kiêng hay bất kỳ chế độ ăn gì khác mẹ bầu vẫn cần đảm bảo ăn đủ lượng các nhóm chất sau:

– Tinh bột: Đối với mẹ bầu có thể trạng bình thường, mỗi ngày cần ăn tối thiểu 2 – 3 chén cơm, ngoài ra có thể bổ sung thêm tinh bột thông qua các loại ngũ cốc như ngô luộc, khoai luộc, yến mạch.

Dinh dưỡng cho bà bầu
Dinh dưỡng cho bà bầu

– Protein và chất béo: là các chất có mặt trong trứng, cá và các loại thịt động vật. Thịt bò, lợn, gà là 3 loại thực phẩm phổ biến được các mẹ lựa chọn và cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho bà bầu. Mẹ cũng đừng bỏ qua hải sản nếu không gặp vấn đề dị ứng, hải sản có hàm lượng canxi cao giúp bổ sung cho mẹ bầu trong thời kỳ đầu. Đối với các loại cá, mẹ nên ăn 2 – 3 bữa/tuần đặc biệt là cá có hàm lượng Omega 3 cao như cá hồi, cá thu. Các loại cá có lượng thủy ngân cao như cá kìm, cá kiếm, … mẹ nên tránh.

– Chất xơ: trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chất xơ như 1 vị cứu cánh cho chứng táo bón. Các loại rau có lá màu xanh đậm như bông cải xanh, mồng tơi, rau bina, … với hàm lượng chất xơ cao và đặc biệt lượng axit folic cũng rất lớn – chất này cần thiết cho mẹ bầu.

– Trái cây: Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin A, B là cần thiết đối với giai đoạn mang thai. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mà còn giúp con hình thành các bộ phận và giác quan cần thiết khi nằm trong bụng mẹ. Trái cây ngoài ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể ép lấy nước hoặc xay sinh tố để dùng.

– Nước lọc và sữa: mỗi ngày mẹ bầu cần đến 2 lít nước lọc và 2 – 3 ly sữa bầu hoặc sữa tươi để đáp ưng nhu cầu về nước cũng như trong sữa có thành phần canxi cao mà mẹ bầu cần phải bổ sung.

Đối với mẹ bầu có cảnh báo tiểu đường thai kỳ sẽ có chế độ ăn theo bác sĩ chỉ dẫn.

2. Mẹ bầu ăn gì để vào con nhiều?

Giai đoạn 1: 3 tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn này mẹ bầu chưa cần tăng nhanh về lượng thực phẩm đưa vào cơ thể nhưng cần bổ sung đa dạng vì đây là giai đoạn quan trọng, phôi thanh được hình thành và bắt đầu quá trình phân hóa tế bào, hình thành các bộ phận trong cơ thể bé.

Chế độ ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chế độ ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

– Các loại thịt đỏ: phải kể đến đầu tiên là các loại thịt nạc có màu đỏ như thịt bò, thịt nạc heo với lượng sắt tuyệt vời cung cấp cho mẹ đầu, chống lại các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu.

– Cá hồi: là loại cá an toàn và giàu dinh dưỡng với chất bé không no cùng hàm lượng DHA cao giúp tăng cường việc phát triển não bộ ở trẻ. Tuy vậy cũng không nên lạm dụng loại thực phẩm này, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 350g không nên ăn hơn.

– Các loại hạt: luôn được liệt kê trong danh sách các loại thực phẩm cho bà bầu, hạt hạnh nhân, hướng dương, óc chó, … chứa nhiều chất béo, omega 3 tốt cho sự phát triển của thai nhi.

– Trái cây giàu vitamin C: trong giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như quýt, bưởi, mận, xoài, … không chỉ giúp tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong mà còn làm sạch miệng, kích thích vị giác của mẹ bầu.

Giai đoạn 2: 3 tháng giữa thai kỳ

Thời gian này quá trình trao đổi chất của mẹ bầu cũng tăng lên rõ rệt, mẹ cần bổ sung thêm 300 – 350 calo mỗi ngày. Đây là giai đoạn bé hình thành các bộ phận của cơ thể, phát triển hệ thần kinh, cơ quan xúc giác, thị giác và thính giác.

Để tốt cho con, mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi, sắt. Thời điểm này mẹ có thể hạn chế tinh bột và hàm lượng đường vì rất dễ gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ.

>>> Muốn con thông minh, xinh đẹp, mẹ bầu không nên bỏ qua những món ăn này

Giai đoạn 3: 3 tháng cuối thai kỳ

Ở Nhật Bản, giai đoạn 3 tháng cuối là thời gian bác sĩ sẽ kiểm soát cân nặng của mẹ bầu cực kỳ nghiêm khắc để tránh việc tăng cân quá mức của cả mẹ và bé. Nếu 2 giai đoạn trước, mẹ tăng khoảng 6 – 9kg thì mỗi ngày có thể bổ sung thêm 200 – 300 calo. Nếu cân nặng của mẹ vượt quá tầm kiểm soát, khẩu phần ăn nên được điều chỉnh về lượng tinh bột, protein và chất béo. Hàm lượng điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào cân nặng của mỗi người.

3. Nguyên tắc vàng khi mang thai để ăn vào con nhiều

– Ăn không phải cho 2 người: nếu như trước đây các cụ vẫn quan niệm ăn cho 2 người thì với xã hội hiện tại, việc ăn lành mạnh, đủ chất mới phù hợp, ăn nhiều không chắc đã tốt.

Bà bầu nên uống sữa tươi không đường
Bà bầu nên uống sữa tươi không đường

– Hạn chế hàm lượng đường: vấn đề tiểu đường thai kỳ không ít mẹ bầu gặp phải nên hãy phòng tránh căn bệnh này bằng việc chủ động giảm lượng đường trong ngày. Nếu mẹ có thể, hãy uống sữa tươi không đường để thay thế sữa bầu hoặc dùng các loại sữa bầu có hàm lượng đường thấp.

– Chia nhỏ bữa ăn: nếu người bình thường cần duy trì 3 bữa ăn trong ngày thì mẹ bầu nên ăn 6 bữa nhỏ để cung cấp đầy đủ calo, ổn định lượng đường trong máu và tránh việc tích mỡ thừa gây tăng cân quá đà hoặc béo phì.

– Sử dụng viên uống bổ sung: các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, sắt, axit folic là cần thiết để mẹ bầu nạp vào cơ thể khi mang thai. Hàm lượng các chất này có thể có trong thực phẩm ăn hàng ngày nhưng so với lượng mẹ cần thì vẫn phải bổ sung thêm dạng viên.

Việc ăn quá nhiều hoặc quá ít không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn dễ gây các vấn đề trong quá trình phát triển ở trẻ. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp mẹ có 1 kỳ thai nghén dễ chịu và bé sinh ra cũng kháu khỉnh, lanh lợi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây